Theo từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập
trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ, xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[48.112].
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa các nhà văn và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Giọng điệu của của tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng. Chỉ có những nhà văn thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự có tài năng mới có giọng điệu riêng. “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một
tài năng sống độc đáo” (M.B.Khrapchencô).
Nhà văn tài năng phải có giọng điệu riêng và được thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Nhưng giọng điệu biểu hiện như thế nào? Căn cứ vào đâu để có thể nhận diện được chính xác giọng điệu của một tác phẩm, một tác giả?...Vấn đề này không đơn giản bởi trong tác phẩm, giọng điệu không phải là phép cộng của câu chữ mà nó được tạo thành do sự cộng hưởng, kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố ngôn ngữ cùng sự thăng hoa cảm xúc của chủ thể.
Là một nhà thơ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mĩ và sáng tác đến tận bây giờ, cho nên Trần Nhuận Minh đã tạo cho mình một tiếng thơ đa giọng điệu: có giọng ngợi ca, khẳng định; có giọng day dứt, hồi nghi; có giọng xót xa, thương cảm; có giọng hài hước, mỉa mai, châm biếm. Tất nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử, từng tác phẩm cụ thể, nó có những biểu hiện khác nhau, gắn với những cung bậc cụ thể của tình cảm, những tình điệu thẩm mĩ khác nhau. Người đọc có thể nhận ra chất giọng chủ yếu qua từng cấp độ khác nhau của văn bản nghệ thuật ngơn từ. Có khi nó thấm sâu vào từng câu chữ và lan tỏa khắp bài thơ, có lúc lại ngân vang qua những lời đề từ, cũng có khi nó lại tốt lên từ âm hưởng chung của những cuộc đời, những số phận cụ thể được phản ánh trong tác phẩm. Những biểu hiện sinh động của chất giọng ấy có thể tìm thấy trong hầu hết các tập thơ của Trần Nhuận Minh.