Ngơn ngữ mang tính triết lí sâu sắc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 93 - 97)

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, ta thấy ngôn ngữ thơ ông không chỉ dung dị, thể hiện đậm nét ở tính dân gian và tính đời thường, mà ngơn ngữ thơ ơng cịn mang tính triết lí sâu sắc. Triết lí lặn sâu vào trong ngơn từ, có ở trong câu chữ, mỗi đoạn thơ, mỗi bài thơ. Trong tất cả các tập thơ, từ “những điều trơng thấy”, Trần Nhuận Minh đã trải lịng mình ra để chiêm nghiệm, để thâu về những ngôn ngữ đắc dụng, thâm trầm, ẩn chứa tính triết lí về cõi đời, cõi người trong cái hữu hạn và trước cái vô cùng.

3.1.2.1. Sử dụng lập luận mang tính triết lí

Lập luận là đưa ra lí lẽ hoặc dẫn chứng để dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó.

Trần Nhuận Minh thường sử dụng những từ ngữ tạo lên hình ảnh tương phản nhưng có thực của đời thường để lập luận cho chân lí cuộc đời. Để khẳng định quy luật sinh tồn cho tất cả mọi người, nhà thơ dùng cặp từ đối lập để làm luận cứ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sống úp mặt xuống đất

Chết ngửa mặt lên trời Giàu nghèo hay vinh nhục

Và kết luận bằng kết cục giống nhau: “Cũng trong vịng ấy thơi”.

Có khi dựa vào quy luật nhân - quả để lập luận cho hành động có mục đích hay vơ tình của con người qua những cặp quan hệ từ: “và – thì”, “nếu – thì”:

Và ngƣời trồng Cây Phúc

Thì Quả Phúc đầy vƣờn

Nếu vơ tình xéo vào lƣng con rắn độc Thì con rắn độc sẽ biến thành sợi dây…

(Bản Xô nát hoang dã)

Sức nặng thơ Trần Nhuận Minh chính là ở chỗ, niềm ưu ái với cuộc sống, đối với con người, chất đời thường được lồng trong triết lí nhân sinh. Chuyện thời sự mà mang theo nỗi niềm thế sự. Nhà thơ đã vận dụng quy luật lịch sử để lập luận cho lẽ thịnh suy của các triều đại vua chúa:

Khi Vƣơng triều khơng cịn hợp lịng dân

Thì thành đá cũng chỉ là bùn nhão

Ngai vàng không đổ không mùa mƣa bão Mặt xâm lăng lố nhố khắp kinh thành

(Đứng trên thành nhà Hồ ở Thanh Hóa…)

Nhìn vào sự suy vong thảm hại của nhà Tần ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà thơ đúc kết một triết lí cho mọi thời đại bằng ngơn ngữ khẳng định: Bức trƣờng thành bền vững nhất của

mọi quốc gia chính là lịng Dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng với cách sử dụng ngôn ngữ khẳng định, chúng ta có thể nhận ra một chân lí đơn giản, thế mà nhiều dân tộc đã phải trả giá quá đắt trong từng giai đoạn lịch sử:

Có lắm anh hùng, đất nƣớc bình n là một điều vĩ đại

Khơng cần có lắm anh hùng,

Đất nƣớc vẫn bình n, cịn vĩ đại hơn nhiều

(Năm khúc hát bên bờ Trường Giang) Trần Nhuận Minh cũng đi vào giải thích những hiện tượng có vẻ trái chiều, phi lí trong xã hội, nhưng thực chất vấn đề đó lại rất hợp lí trong từng hoàn cảnh. Nhà thơ vận dụng các liên từ “thế - mà” để diễn đạt:

Ông chủ và kẻ mƣớn Có bao giờ ngang nhau Lẽ đời đơn giản thế Mà nhầm đến bạc đầu

(Họp phố)

Những lập luận có căn cứ nhờ sử dụng những cặp từ tương phản, đối lập đã tạo được hiệu quả cao trong cách diễn đạt ngơn ngữ mang tính triết lí sâu sắc.

3.1.2.2. Dùng ngơn ngữ hàm ẩn để triết lí

Chủ thể trữ tình ham triết luận đã huy động tối đa thứ ngôn ngữ hàm ẩn mang tính triết lí trong tồn bộ sáng tác của mình. Bằng sự trải nghiệm dày dặn kết hợp với cảm quan hiện thực và lối tư duy biện chứng, nhà thơ đã đứng cạnh số phận nhân dân mà quằn quại trút vào ngơn từ hàm ẩn những triết lí nhân sinh ngậm ngùi:

Con ngƣời lớn lên từ các cuộc tranh giành Và cái ác thấm dần vào trong máu

Những hận thù hôn nhân, điền thổ Vẫn ngắm ngầm sau bao lũy tre xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có cơn mƣa chết cả lúa đồng

Lời ngon ngọt mà thêm ngƣời đổ gãy

Để đưa ra một nhận thức về sức mạnh của trí tuệ mạnh hơn sức mạnh vật lí, nhà thơ đã cũng sử dụng ngôn ngữ hàm ẩn::

Kẻ giỏi hạ cây đâu cần đến sức rìu

Và biểu đạt sự đối lập giữa ý nghĩ bên trong và hành động bên ngoài trong một con người trước cuộc sống, Trần Nhuận Minh đưa ra triết lí theo lối nói hàm ẩn. Nhờ hồn cảnh và ngơn từ được dùng, người đọc có thể suy ra hàm ý mà nhà thơ truyển tải:

Kẻ khôn ngoan thƣờng dấu điều mình biết

Ý nghĩ ở đằng đơng. Miệng nói ở đằng tây Chân trong ngõ quê. Tay đã ra ngoài phố Giấu mƣu toan dƣới những cốc rƣợu đầy

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Trần Nhuận Minh rút ra một nhận định ẩn dụ, hàm ý phê phán mang tính triết lí sâu sắc:

Khi anh đứng quay lƣng về phía mặt trời Bóng tối của chính anh sẽ ngả dài trƣớc mặt…

(Khi anh đứng…)

Cảm hứng thế sự được nẩy sinh từ những đúc kết, chiêm nghiện về hiện thực cuộc sống đa tầng ở mọi góc độ, trên mọi bình diện xã hội. Để hàm ý về sự thăng – giáng trong cuộc đời con người, tác giả sử dụng các từ ngữ nghi vấn:

“thế nào, làm sao, là bao”:

Đây là khúc một con sông

Rồi sau khúc đục khúc trong thế nào Sự đời biết tính làm sao

Nắm tay nhau đƣợc là bao…sẽ rời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc sử dụng ngôn ngữ hàm ẩn đắc dụng, giúp người đọc rút ra chân lí từ cách mơ tả các hiện tượng mà nhà thơ đúc kết. Điều đó cịn tạo ra sự tự nhiên, dung dị cho các câu thơ triết luận.

Ngôn ngữ thơ Trần Nhuận Minh đậm chất triết lí, nhưng đấy khơng phải là thứ ngôn ngữ biểu đạt tư tưởng đầy màu xám, mà thông qua nghệ thuật ngôn từ, tác phẩm của ông đã trở thành “cây đời mãi mãi xanh tƣơi” trong nền thơ ca dân tộc. Qua thứ ngơn ngữ mang tính triết lí, cuộc sống con người đã được khúc xạ bởi tâm hồn yêu đời đến khổ lụy của Trần Nhuận Minh, nên thơ ông mới máu thịt và mặn mòi vị nước mắt của đời.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)