Sau năm 1975, Đất nước sạch bóng quân thù. Những người lính anh hùng bước ra từ cuộc chiến để trở về với cuộc sống đời thường. Trước mắt là cả một quãng đường dài không ít những khó khăn, trở ngại mà họ cần phải vượt qua để tồn tại. Nhưng cuộc sống thời bình không hoàn toàn làm cho người lính ung dung, thanh thản. Xây dựng hình tượng người lính trong đời thường, Trần Nhuận Minh đã đạt tới chiều sâu trong việc khám phá tâm lí nhân vật. Nhà thơ đi vào từng cảnh ngộ cụ thể của người lính để nắm bắt lấy những biểu hiện, phản ứng tâm lí của họ trước một hoàn cảnh xã hội đầy sự biến động và phát triển.
Hình ảnh một Đại tá quân đội về hưu với đồng lương ít ỏi phải làm nghề bơm xe đạp; một người bạn từng có mặt trong khắp các trận đánh cho đến ngày đất nước thống nhất vẹn tròn, khi giải ngũ về quê, vẫn khoác trên mình bộ quân phục giản dị, bắt đầu bước vào cuộc sống của một lão nông tri điền:
Đứa thì đánh giặc liên miên Về quê vẫn chú lính quèn vậy thôi
(Bạn chơi từ thời quàng khăn đỏ)
Còn rất nhiều người lính bước ra từ cuộc sống binh nghiệp đầy gian khó. Họ phải đối mặt với một cuộc sống mới mà mọi giá trị đang biến đổi từng ngày. Họ khó hòa nhập với cuộc sống thị trường đầy bon chen, với những quan hệ xô bồ, và vì thế, cứ ngơ ngác giữa dòng đời và người thân. Một người lính già lúc trẻ lập nhiều chiến công hiển hách, huân chương treo đầy trên tường, bây giờ bỗng thấy mình lạc lõng giữa cuộc sống đang đổi thay một cách nhanh chóng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nên chỉ còn biết sống với hoài niệm của một thời chiến tranh ác liệt nhưng hào hùng:
Chẳng ai cƣời ngƣời già lão Ơn Giời, Giời để tuổi cho Chiến công còn ghi sử sách Huân chƣơng để trên bàn thờ Mai ngày về cùng các cụ Nhớ thuê hai đội kèn đồng Thổi toàn bài ca chiến trận Đã từng vang dội núi sông.
(Quê ta)
Con người là nguyên khối nhưng cũng là con người của phân thân và đối lập, người lính luôn mang trong mình một nỗi lo lớn cho sự tồn tại của cuộc đời, vốn bao giờ cũng là sự song hành giữa hai bờ buồn – vui, được – mất, bi quan – lạc quan, thất vọng và hy vọng. Số phận người lính luôn được Trần Nhuận Minh đặt trong một sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa thời chiến và đời thường. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, hình tượng người lính hiện lên dũng cảm, mưu chí và phi thường:
Thân qua trăm tầm đạn Không hề có vết thƣơng
Chiến tranh lùi xa vào kí ức, người chiến binh trở về đã và đang phải đối diện với cuộc sống ngổn ngang thách thức của thời bình. Cuộc sống hiện đại với trăm ngàn biến ảo thì có trăm ngàn lí do đẩy người lính vào trạng thái cô đơn khiến họ như rơi vào thảm cảnh hoang vắng, trống trải trong tâm hồn và luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Họ phải đối mặt với những bi kịch, những cảnh ngộ buồn đau: “vợ bỏ”, “con vƣợt biên”, “nhà bán”, “thơ đếch ai in”. Lúc phải đối mặt với chiến tranh ác liệt, người lính đã dũng cảm vượt qua để có thể tự hào, ngẩng cao đầu trong tư thế của người chiến thắng, nhưng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuộc sống đời thường, đầy sự biến động, vận động không ngừng, khiến họ ngơ ngác, không theo kịp, không thích ứng kịp, nên nhiều khi lại muốn được quay lại nơi chiến trường máu lửa để được hi sinh anh dũng qua những trận đánh:
Tớ muốn làm liệt sĩ
Đất nƣớc không chiến trƣờng Hi sinh đâu phải dễ
(Bạn cũ)
Chiến tranh đã đem lại bao đau thương, mất mát cho con người, và chiến tranh cũng làm cho người lính tỏa sáng hào quang bởi những chiến công vang dội. Thời thế tạo nên những người lính anh hùng, nhưng chính thời thế cũng làm nẩy sinh thói công thần trong người lính. Rất nhiều người lính sống sót trở về sau chiến tranh để trở thành người chồng thủy chung, người cha mẫu mực và người công dân tốt, nhưng trong bài thơ Thím Hai Vui, có những người lính từng bạo lực với kẻ thù trong chiến tranh chuyển sang bạo lực trong gia đình thời bình. Bản tính đó như một hội chứng hậu chiến trút lên đầu thím Hai Vui:
Thế rồi…biết vì đâu
Yên lành không chịu đƣợc Vợ con chú đánh trƣớc Xóm giềng chú đánh sau Chớ dại mà can chú Chú nhất cả huyện rồi
Người lính đó từng góp công để kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc, nhưng lại đem đến cuộc chiến tranh cho gia đình: “Chú đòi phải li dị/Mỗi con về một nơi”. Người lính đã tự đánh mất đi hạnh phúc của mình, gây nên tình cảm li tán, và đã tạo nên một vết thương lòng vĩnh viễn không thể hàn gắn trong sự đổ nát tình cảm vợ chồng, dẫn đến bi kịch gia đình người lính là những mảnh vỡ không hoàn nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình tượng người lính trong thơ Trần Nhuận Minh được phác họa trong sự đối lập. Trong chiến tranh, người lính lấp lánh phẩm chất anh hùng, với bản lĩnh dũng cảm, yêu nước, thương dân. Sự hi sinh của họ không thể nào đo đếm được, không thể gọi tên. Nhưng trong đời thường, nhà thơ lại phát hiện ra một thực tế xót xa trước số phận của người lính, đầy bất trắc, và thương cảm. Vì thế số phận người lính, như một minh chứng cho những nghịch lí đau buồn trước cuộc sống đầy biến động và phát triển. Sự mãnh liệt của cảm xúc ngợi ca song hành với một lí trí tỉnh táo trong cảm hứng thế sự, giúp Trần Nhuận Minh tái hiện sinh động và chân thực về hiện thực ở góc nhìn số phận người lính cả trong thời chiến và trong thời bình.