Sử dụng các kết từ lạ, độc đáo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 99 - 100)

Bất cứ thế giới nghệ thuật của một nhà thơ nào cũng đều được tạo dựng nhờ hệ thống hình ảnh riêng, độc đáo, là kết quả của cách kết hợp từ độc đáo, mới lạ.

Bằng cách kết hợp sau danh từ là một tính từ chỉ màu sắc, nhà thơ đã hữu hình hóa sự vật vốn vơ hình, trừu tượng:

- Nhớ xƣa gió biếc chân trời mong manh

- Ta ở đâu giữa mùa xưa xanh ngát - Lá non tỏa màu em biêng biếc sáng - Em hắt lên anh màu thu biếc ngƣời

- Những bí ẩn xanh rờn/Dào dạt tn chảy từ trời cao

Hoặc hư ảo hóa những sự vật cụ thể:

- Giọt mưa xuân xanh quá/Bay ngang trời Hạ Long

- Gió đã xanh thổi lên từ Hoa Cỏ - Chiều nghiêng một sắc vơ tình

- Ngoài làn mây trắng bay ở ngang trời và trái tim xanh đập trong lồng ngực/Anh chẳng cịn gì hết - Đồng xa, xanh mảnh trăng gầy treo nghiêng

Với cách kết hợp từ này, thế giới hình ảnh trong thơ ơng vừa thực vừa hư ảo, nó khơng đơn giản là thế giới khách quan mà trở thành thế giới tâm tưởng, hoài niệm. Vạn vật được nhuộm bởi sắc xanh đến nao lòng: “A ha! Trời xanh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nƣớc xanh, núi xanh, ta xanh”. Màu xanh trở thành màu chủ đạo trong thế giới

nghệ thuật thơ Trần Nhuận Minh, mang ý nghĩa biểu tượng.

Nhà thơ phá vỡ tư duy hình ảnh, ấn tượng quen thuộc bằng cách thay đổi trật tự từ của lơgíc ngơn ngữ thơng thường. Nói cách khác nhà thơ có một phương pháp chế tác ngôn ngữ rất độc đáo. Chúng ta rất hay bắt gặp cách diễn đạt đưa thành phần định ngữ lên trước danh từ, hoặc thành phần bổ ngữ lên trước động từ. Nhà thơ miêu tả hình ảnh khu vườn xưa:

- Buồn xƣa - vàng vạt nắng rơi

Nhớ xƣa - gió biếc chân trời mong manh - Đồng cỏ xanh non

Run rẩy vài ba hoa lê trắng Bến Tầm Dƣơng canh khuya Vàng lá ngô đồng rụng

- Vĩnh biệt nhé, ráng chiều cơi cút gió Ta một mình với Đắng Mê Tơi

Nơi ấy, gió, nắng, hoa, lá…của hiện tại nhưng ẩn chứa một nỗi niềm quá khứ. Con mắt nhìn nhà thơ khơng hướng đến sự vật trong thời gian khách quan mà cảm nhận ở thời gian hồi tưởng, kí ức nhờ kết cấu đảo ngữ. Từ đó có cái được đặc tả ở đây khơng phải hình ảnh mà là dịng cảm xúc của chủ thể trữ tình. Cách kết cấu câu như vậy tạo nên những phản tiền đề có tính lơgíc cao khiến người đọc phải suy ngẫm, phải nhận thức lại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)