TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH
2.1. Hình tƣợng ngƣời lao động – một hình tƣợng nổi bật, đặc sắc trong thơ Trần Nhuận Minh Trần Nhuận Minh
Đọc toàn bộ các tập thơ của Trần Nhuận Minh, người ta nhận ra rất rõ một điều: hầu như tất cả thế giới hình tượng con người trong thơ ông đều là những người lao động. Họ là những người công nhân vùng mỏ than, họ là những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, họ là những người lao động trí óc, là những nhà thơ, nhà văn lao động cật lực trên trang giấy, trong trường học… Trong từng thời kì lịch sử của đất nước, họ ln là những hình tượng trung tâm trong thơ của Trần Nhuận Minh. Chỉ riêng điều đó thơi cũng đủ thấy nhà thơ Trần Nhuận Minh đã gắn bó, đã hịa đồng với họ, đã giành hết tình cảm của: u thương, kính trọng, xót xa, đắng đót…trước những số phận, những cảnh ngộ của những người lao động.
Khi viết về hình tượng người lao động trong các tác phẩm của mình ở hai giai đoạn lịch sử: trước và sau Đổi mới, Trần Nhuận Minh có cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau (tuy nhiên không đối lập nhau, chỉ là sự mở rộng và bổ sung cho nhau). Nếu như trước 1986, chủ yếu là hình tượng người lao động được phản ánh dưới góc nhìn của cộng đồng, họ hiện lên trong tư thế của cái Ta nhiều hơn tư thế của cái Tơi. Tuy nhiên, ngay sau 1975 thì chân dung cái Tôi đã bắt
đầu hiện rõ hơn, cụ thể hơn. Cịn sau 1986 đến nay thì chân dung người lao động trong thơ ơng đã hồn tồn mang tư cách cái Tơi, đầy tính cá thể: mỗi con người một số phận, mỗi mảnh đời một màu sắc, cụ thể và sinh động trong sự phong phú, phức tạp của xã hội thời kì hiện đại với cơ chế thị trường đầy biến ảo và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đầy hiểm họa, bên cạnh bao điều tốt đẹp đã được khẳng định sau hơn 20 năm đổi mới của xã hội Việt Nam.