Quan niệm của Trần Nhuận Minh về nhà thơ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 30)

Trong lần trả lời phỏng vấn Tạp chí Phố Hiến, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong sáng tác: “Thơ chỉ cần hay. Nhƣng trong ý nghĩ của tôi, cái hay không tách rời cái mới. Không phải cái mới nào cũng hay, song bất cứ cái hay nào cũng có cái mới…Vì thế, đổi mới cũng là sự

sống còn của thơ…”. Trần Nhuận Minh nhấn mạnh vào cá tính sáng tạo của nhà

thơ. Lao động của nhà thơ là lao động sáng tạo, nghề văn là nghề sáng tạo. Không sáng tạo thì không phải là nghệ sĩ đích thực. Nhà thơ đích thực không chấp nhận cách viết dễ dãi, rập khuôn, không có sự sáng tạo, không có dấu ấn riêng. Trần Nhuận Minh luôn nghiêm túc, tỉnh táo nhìn lại mình và đi sâu vào những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình sáng tạo của mình. Ông đã truy tìm nguyên nhân dẫn đến hậu quả của lối thơ viết không sáng tạo đó là do kiểu viết theo một công thức đã định sẵn. Kiểu thi sĩ như thế sẽ tạo ra một lối văn chương minh họa, ít có sự sáng tạo. Sau khi đã truy tìm được nguyên nhân của

sự “dậm chân tại chỗ” trong sáng tác, Trần Nhuận Minh đặt ra vấn đề là phải

thay đổi cách nghĩ, cách viết để tìm hướng đi mới cho mình không xa rời tính dân tộc, xa rời cái căn cốt của văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế khi Đảng đưa ra chủ trương: “phải nhì thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, thì ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng như bao nhà văn, nhà thơ khác đã ào lên như những “chiến sĩ – nghệ sĩ” thực hiện chủ trương đúng đắn, kịp thời một cách tích cực, hết mình. Đại hội VI của Đảng (1986) như một luồng sinh khí mới dẫn lưu cho dòng chảy của thơ ông từ “sông ra biển lớn”. Thơ ông đã chuyển hẳn sang khuynh hướng thơ thế sự, đời tư. Trong khi đó, nhiều nhà thơ vẫn còn dừng lại ở cảm hứng ngợi ca, hoặc là còn rụt rè hay né tránh để khỏi chạm đến những vấn đề nhạy cảm nhất của xã hội. Nhận thức được vận hội mới, Trần Nhuận Minh đã tìm được lối rẽ riêng, dám nhấn vào những nghịch cảnh trái ngang, những nghịch lí nhức nhối của đất nước, những bi kịch về số phận con người trong các sáng tác của mình. Đặc biệt nhà thơ chuyên chú vào việc nhìn nhận con người ở phương diện đời thường để phát hiện và tỏa sáng tình thương, tạo nên một chiều sâu văn chương thế sự, đời tư trong thời kì hiện đại.

Bài thơ Nhà thơ áp tải là mốc đầu tiên của lần “lột xác” này. Với tập

Nhà thơ và hoa cỏ, Trần Nhuận Minh đã làm nên “vệt thơ chân dung” mà

Nguyễn Bùi Vợi cho rằng thơ ông đã đổi mới, đã thật sự “lật cánh để bay ở một

tầm bay mới”. Thơ chân dung đã đưa Trần Nhuận Minh trở thành nhà thơ thế sự

có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả. Và, ông đã bộc lộ quan điểm khi hướng ngòi bút của mình sang dòng thơ thế sự: “thực ra, tôi nghĩ viết về trời đất bao la, viết về con ngƣời, cũng tức là viết về mình đấy. Và nhƣ thế, mình có mặt ở khắp mọi nơi, tự tan ra trong nỗi vui buồn của rất nhiều ngƣời. Vậy thì cái đƣợc lại càng nhân lên, còn gì sung sƣớng hơn nữa. Viết về ngƣời, vẫn cần hoa mĩ, trữ tình, nếu bài thơ yêu cầu cần phải nhƣ thế để bộc lộ một vấn đề, một cốt cách hay một nhân cách. Thông thƣờng thơ thế sự cần mộc hơn, nhƣng cũng phải tinh hơn, không mộc thì mất cái chân xác, không tinh thì mất cái hàm súc,

dƣ ba…thơ sẽ không sống đƣợc”[21.254].

Thế nhưng không chỉ cứ mãi dừng lại ở “vệt thơ chân dung” này, “Tôi

nghĩ là mình phải bật lên một kênh khác thì mới nên viết tiếp”[11.373]. Một lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm mới mình. Trong một đêm dự biểu diễn văn nghệ, trước thể Xô nát du dương, trầm bổng vừa như còn mơ hồ vừa như đã định hình, ông “vô cùng xúc động”, tâm hồn nhà thơ như được tràn đầy thi hứng, với quyết tâm làm mới mình - Bản Xô nát hoang dã ra đời. Có ý kiến cho rằng, sau Bản Xô nát hoang dã, Trần Nhuận Minh sẽ kiệt sức. Đáp lại ý kiến đó, ông trả lời: “Không chỉ có trong sáng tác mà cả ngay trong công việc,… bao giờ tôi cũng hết lòng,…làm việc hay viết, đều cố gắng đi đến tận cùng cái có thể trong cái không thể. Và trở lại, nhƣ phù sa của một dòng sông, cái kiệt cùng đó sẽ bồi đắp lại cho mình, để

sẽ có một mùa thu hoạch sau”[15.374].

Người xưa nói “bất bình tắc minh”, không có tâm sự khốc liệt thì không bật ra thành tiếng kêu, không thành văn chương được. Hoàn cảnh cá nhân nhà thơ, hoàn cảnh xã hội (qua các thời kì khác nhau của đất nước), hoàn cảnh của bao thân phận, bao số kiếp của con người trong vòng xoáy của cuộc đời đã là chất liệu, là cảm hứng nghệ thuật để Trần Nhuận Minh sáng tạo nên những bài thơ, tập thơ đầy tâm huyết, chất chứa gan ruột của mình! Ông đã làm nên một “vệt thơ” riêng cho mình – hay nói cách khác: ông đã dày công lao động và sáng tạo làm nên những tác phẩm nghệ thuật có “nhan sắc” riêng biệt! Nhấn vào bản chất sáng tạo của nhà thơ, Trần Nhuận Minh cũng đề cập đến một yêu cầu có liên quan trách nhiệm của người cầm bút. Nhà thơ là người hướng dẫn độc giả về nhân sinh quan, về đạo đức và có khả năng chinh phục công chúng bằng nghệ thuật ngôn từ. Vì thế mà thơ ông làm xúc động người đọc ngay cả khi ông đưa ra những triết lí (có vẻ căng cứng) về sự vô trách nhiệm của thái độ “im lặng”, thái độ thờ ơ, lạnh lùng…của bao kẻ đối với sự bất công luôn gắn chặt với số phận của bao người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội:

Mọi đặc quyền đều xúc phạm nhân dân Và bất công nhƣ quả bóng lăn tròn

Từ chân ngƣời này sang chân ngƣời khác Im lặnh là vàng ƣ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Im lặng là tội ác

(Bản Xô nát hoang dã)

Bởi đằng sau những câu thơ này, người ta nhận thấy thái độ bất bình, lòng xót xa vô hạn của nhà thơ trước hiện thực phũ phàng. Chính vì thế, với tư cách, trách nhiệm của một nhà thơ chân chính, ông nguyện đem theo cây bút suốt đời bên mình để phụng sự nhân dân, phụng sự cuộc sống:

Bạn ơi!

Ta yêu Nhân Dân

Yêu Cuộc Đời này Và chính bạn Ngay cả sau khi Ta chết

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Với ông, cây bút, câu thơ cũng là một thứ vũ khí – như thanh kiếm của vị anh hùng, vì chúng cùng một mục đích: đấu tranh vì sự công bằng và hạnh phúc của con người, mặc dù đây là một cuộc đấu tranh rất lâu dài, đầy khó khăn: Vị anh hùng ơi!

Đi đêm

Nhớ mang theo thanh kiếm Còn Ta

Ta mang theo câu thơ

Và:

Viết đƣợc một câu thơ trung thực với Nhân Dân Tôi đã đi qua bốn mƣơi năm bão táp

Cả xã hội diệt trừ cái ác

Cái ác vẫn ngang nhiên cƣời nói giữa đời

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Ý thức trách nhiệm của một nhà thơ có trái tim tràn đầy nhiệt huyết, với cảm hứng thế sự, đời tư đầy tâm trạng đã đem đến cho sự nghiệp thơ Trần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhuận Minh những giá trị nhân văn sâu sắc: “góp thêm một tiếng nói có hiệu lực vào thức tỉnh lƣơng tri của con ngƣời, mong muốn con ngƣời lƣơng thiện hơn, yêu thƣơng và trân trọng nhau hơn…Không ít câu thơ của tôi thấm đẫm nƣớc mắt…Tôi yêu cuộc đời này, sống, chết cho nó, viết vì nó, và không bao giờ

mất niềm tin vào nó, khi chính nó đã tự thay đổi nhiều bậc thang giá trị”[8.271].

Lời phát biểu trên của Trần Nhuận Minh cùng với những tập thơ mang đậm chất hiện thực và tính nhân văn của ông đã là một bằng chứng cho những quan niệm hết sức đúng đắn của tác giả về vai trò, trách nhiệm của nhà thơ đối với cuộc đời, với xã hội, với dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)