Trong thơ ca, số bài thơ viết về tình mẫu tử chiếm một lượng khơng nhỏ. Số lượng thi phẩm này có sức thuyết phục lịng người, kể cả những độc giả khó tính nhất. Bởi nó vượt qua những tiêu chí về nghệ thuật mà để lại cái tình trong thơ, khiến người đọc xúc động và không thể quên.
Trần Nuận Minh viết về mẹ bằng tất cả tình yêu thương, sự thành kính và lịng biết ơn vơ hạn. Người mẹ trong thơ ơng là người phụ nữ nông thôn hiền từ, chất phác, sống ở nơi đồng quê bên kia con sông Kinh Thầy giáp với vùng đất mỏ. Cũng như biết bao hình tượng người phụ nữ khác, hình tượng người mẹ ở đây mang một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, tháo vát, nhân hậu, bao dung, giàu đức vị tha, hết lòng yêu chồng thương con. Trong kháng chiến, mẹ từng nuôi dấu cán bộ cách mạng và tiếp tế cho bộ đội, khi hịa bình lập lại, mẹ là trụ cột của gia đình, phải gồng mình trong lao động: “mẹ tôi
vào phƣờng cấy thuê” và ngược xơi “trên chuyến đị đầy” để nuôi dưỡng những
tài thơ lớn lên từ mái nhà tranh vách nứa.
Hình tượng người mẹ trong thơ Trần Nhuận Minh được khắc họa bởi một cảm xúc chân thành, sâu sắc. Mẹ đã phải trải qua bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Chiếc đòn gánh cong” ngày nào đè nặng trên đơi vai của bà, giờ đây lại vít trĩu lên đơi vai của mẹ:
Mẹ tơi lại gánh chiếc địn cong Lại đi gánh mƣớn lại long đong Cuộc đời vít trĩu đơi đầu gánh Lƣng mẹ già nua còng lại còng
(Chiếc đòn gánh cong)
Bởi lẽ đối với Trần Nhuận Minh, chỉ có một người mẹ vất vả, cơ hàn mới được khắc sâu trong tâm khảm của thi nhân bởi một nét “long đong” và một hình ảnh “già nua cịng lại cịng”. Cái dáng còng của mẹ ở chốn làng quê nghèo lại hiện lên trong tâm thức của người con:
Dáng mẹ hao gầy
Còng lƣng sách nƣớc Cái cầu ao Gióng tre ngà thân thuộc
(100 bước cuối cùng)
Hình bóng mẹ có ý nghĩa biểu tượng cho những con người lao động lam lũ, cần cù, chịu biết bao lao khổ dưới gánh nặng cuộc đời:
Bóng tối nặng trùm lên vai mẹ
Mẹ còn gánh cát chạy đƣờng đê.
(Chiếc đong gánh cong)
Trong sự sống bộn bề, náo nhiệt của đời thường, người con đã gợi lại kí ức ở những giây phút tĩnh lặng, thảng thốt, xót xa trước hình ảnh mẹ:
Mƣời mấy năm rồi tôi vẫn nhớ Có lần mẹ gánh gãy xƣơng lƣng Mẹ dúi cho tôi vài củ lạc
Nhìn tơi mà nƣớc mắt rƣng rƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người đọc cảm nhận ra giọt “nƣớc mắt rƣng rƣng”, mặn mòi của mẹ rơi xuống để tưới mát sự khôn lớn cho đời con.
Hành trình của mẹ đi từ đói nghèo, cơ cực rồi cũng có ngày đến được chân trời của cuộc sống mới. Ta nhận ra nét cười rạng rỡ mà dịu hiền bên giọt nước mắt tràn ngập niềm vui, làm sáng cả không gian, làm đẹp cảnh vật thuở ấu thơ thời xa vắng:
Mẹ cƣời, lệ bỗng lăn trên má
Hợp tác đời vui mái ngói hồng
(Chiếc đòn gánh cong)
Bằng suy luận, Trần Nhuận Minh đã nhận ra một sự đối lập. Đó là sự đối lập giữa cuộc sống bên ngoài với lời kể của mẹ trong những câu chuyện cổ tích, giữa hiện thực đắng chát và cảm xúc ân tình mẹ dành cho con:
Con dần hiểu vì sao mẹ cực khổ thế Mà chuyện kể, lời ru chỉ có ngọt ngào
(Mẹ)
Lời ru của mẹ đã sinh ra từ trái tim ăm ắp tình u thương và vịng tay êm ấm. Lời mẹ chở đầy hương vị cuộc đời. Cuộc đời được chắt ra từ những giọt buồn, niềm vui, sự ngọt ngào và cả cay đắng.
Lời ru năm nào của mẹ ru con, giờ đây lại dành để ru cho cháu mà sao cứ thấy xót xa, nghẹn ngào:
Nghe mẹ lại đang ngọt ngào ru cháu Chỉ có vậy thơi
Mà sao con thấy nghẹn Cứ tự nhiên ứa nƣớc mắt ra
(Mẹ)
Lời ru đấy không chỉ ngọt ngào, êm ái trong chiếc nơi đưa, mà cịn có sức tỏa nhiệt trên đầu lưỡi kiếm của những anh hùng ra trận:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đã tôi trong lời ru của mẹ
(Đá cháy)
Cũng trong sự đối lập, Trần Nhuận Minh nhận ra một thực tế: cuộc đời mẹ phải đối mặt với hiện thực đắng cay, nhưng mẹ lại gieo vào tâm hồn con trẻ một tuổi thơ trong sáng, giầu mơ ước giúp con đi trọn cuộc hành trình vững bước niềm tin:
Con dần hiểu
Nếu mẹ chỉ dạy con những sự thực cay đắng Thì chắc con cũng khơng thành con hôm nay
(Mẹ) Và Trần Nhuận Minh rất có lí khi chiêm nghiệm rằng:
Ông trời sinh ra Ngƣời Mẹ Để thay mặt cho mình
Đi hết đời vẫn không hết nỗi lo toan của Mẹ Và ngẩng lên lúc nào cũng thấy bóng mây xanh
(Đá cháy)
“Nỗi lo toan của Mẹ” rất vơ hình nhưng cũng thật vơ giá, nó được đặt trong trong thế đối xứng với cái hữu hình: “đám mây xanh” để nâng hình tượng người mẹ thêm kì vĩ.
Nhưng hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ vĩ đại là đã sinh ra những đứa con cứng chắc như “Tảng Đá”, ý chí hừng hực như “Ngọn Lửa”, đặc biệt hơn là xứng đáng với danh hiệu “Ngƣời”:
Mẹ đã sinh ra con nhƣ một Tảng Đá
…Mẹ đã sinh ra con nhƣ một Ngọn Lửa
…Nhƣng trƣớc hết mẹ đã sinh ra con là Ngƣời.
(Đá cháy)
Tình cảm của người mẹ được ví von với cái vơ cùng của thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh như trong câu hát: “Lịng mẹ bao la nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biển Thái Bình hiền hịa/Lịng mẹ tha thiết nhƣ vầng trăng tròn mùa thu” hay
trong câu ca dao: “Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra”, nhưng ở trong thơ Trần Nhuận Minh có sự ngược lại, tấm lịng người mẹ trở thành nét đẹp chuẩn mực để so sánh cho bất cứ một đối tượng, sự vật nào trên đời:
Những cổng làng nhƣ lòng mẹ thƣơng con (Cổng làng)
Và chính tấm lịng đó đã trở thành con đường vơ hình nối cuộc sống của con gói trọn trong vịng tỏa ấm của tình mẹ:
Nơi ở chúng tơi có những con đƣờng vơ hình Dẫn đến tấm lòng ngƣời mẹ
(Nơi ở của chúng tôi)
Viết về hình tượng người mẹ, Trần Nhuận Minh dồn hết cảm xúc yêu thương vào bút lực để hướng về vùng đất bên kia con sơng Kinh Thầy, nơi có người mẹ già nua vẫn sống gắn bó với hương vị đồng quê, với bề dầy của trầm tích văn hóa. Trong trường ca Đá cháy, hình tượng mẹ xuất hiện suốt chiều dài bài thơ.
Có một khoảng khơng gian sắc màu được pha trộn bởi bước luân chuyển thời gian, đã nhuộm dáng hình mẹ đang chen chúc trên chuyến đò đầy nguy hiểm lúc trời chiều trở gió:
Sông Kinh Thầy mùa xuân nƣớc xanh
Sông Kinh Thầy mùa thu nƣớc đỏ
Cánh buồm trắng mong manh chiều trở gió Mẹ tơi đi chuyến đị đầy
Trần Nhuận Minh có lúc phải thảng thốt, giật mình khi nhận ra “màu
mây” trên mái tóc “Ngƣời” ở cái lúc “chợ chiều bóng xế”, mà cảm thấy trong
lòng rưng rưng:
Mẹ tơi tóc đã bạc trắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mỗi lần bƣớc lên thềm nhà
Hai tay ngƣời phải chống vào đầu gối
Phải có những “cuộc cháy” của nhận thức, của lịng mình, con người mới cảm nhận ra mình đã sống vì ai, và sẽ sống cho ai trong cuộc đời dâu bể. Và, lúc đó con người bật lên một cảm xúc vỡ ịa trước thâm tình của mẹ:
Con sung sƣớng vì trên đời này có mẹ
Mẹ cũng chẳng bao giờ tủi hổ vì con
Hình tượng người mẹ trong thơ Trần Nhuận Minh được viết bằng tất cả những cảm xúc chân thành, thơi thúc, bằng tình cảm máu thịt sâu sắc bật lên từ trong sâu thẳm của trái tim nhà thơ. Hình tượng mẹ có ý nghĩa như một biểu tượng thiêng liêng, cao quý và bất diệt trong cuộc đời mỗi con người: bởi công dưỡng sinh, dưỡng dục, bởi tình yêu cách mạng, tình yêu tổ quốc mà mẹ sẵn sàng góp một phần cơng sức của mình làm nên hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Chính vì thế, hình tượng mẹ là kết tinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.