8. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Tính cần thiết
Bảng số 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang TT Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học. 20
(40%)
30
(60%) 0
2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. 15
(30%)
31 (62%)
4 (8%)
3 Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.
25 (50%)
25
(50%) 0
4 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý. 18 (36%) 30 (60%) 2 (4%) 5
Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, thực hiện nghiêm minh các hình thức kỷ luật. 16 (32%) 32 (64%) 2 (4%) Tổng 94 (37,6%) 148 (59,2%) 8 (3,2%)
Kết quả trong bảng số 3.1 cho thấy tất cả các biện pháp được đa số các chuyên gia đánh giá cao tính cần thiết sử dụng trong luận văn này. Tỷ lệ chung cho tất cả các biện pháp được các chuyên gia đánh giá tính cần thiết và rất cần thiết là 96,8%; tỷ lệ đánh giá tính không cần thiết là rất nhỏ (3,2%). Điều này cho thấy, các chuyên gia đều khẳng định cả 5 biện pháp được đề xuất điều hợp lý và cần thiết cao.
3.4.2. Tính khả thi
Bảng số 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
TT Các giải pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL
theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học. 20 (40%)
28 (56%)
2 (4%)
2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. 18
(36%)
31
(62%) 1 (2%)
3 Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.
24 (48%)
26
(52%) 0
4 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý. 10 (20%) 38 (76,0%) 2 (4,0%) 5
Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, thực hiện nghiêm minh các hình thức kỷ luật. 18 (36%) 30 (60%) 2 (4,0%) Tổng 90 (36%) 153 (61,2%) 7 (2,8%)
Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia trong bảng số 3.2 cho thấy cả 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đều có tính khả thi cao. Tổng hợp chung các biện pháp được các chuyên gia đánh giá có tính khả thi và rất khả thi là 97,2%.
Từ kết quả tổng hợp ở trên, theo các chuyên gia đánh giá thì các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang có tính cần thiết và khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ CBQL và thực trạng đội ngũ CBQL, cùng với định hướng phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo thành phố Bắc Giang; bám chắc nội dung của 04 nguyên tắc, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020; đó là: 1) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng ở các trường tiểu học; 2) Đẩy mạnh và từng bước đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng; 3) Nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn;
4) Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý; 5) Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, thực hiện nghiêm minh các hình thức kỷ luật. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học này được lựa chọn, thiết kế nhằm tác động vào các chủ thể chính và các khâu then chốt của quá trình quản lý như: quy hoạch tạo nguồn, tổ chức đào tạo – bồi dưỡng, kiểm tra - đánh giá, bổ nhiệm, bãi miễn, chế độ chính sách... tạo động lực và môi trường thuận lợi tác động vào các thành tố cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học về chất lượng, các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đạt hiệu quả. Từ đó tạo lên các tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang theo chuẩn hiệu trưởng.
Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp đã được trình bày tại Chương 3; các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau và đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy Luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số ý kiến mang tính kết luận và kiến nghị như sau:
Xuất phát từ nhận thức giáo dục tiểu học được coi là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững về kiến thức cũng như tri thức để giúp cho học sinh học lên các cấp học trên. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng vừa có tính yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ quản lý, vừa có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lượng giáo dục tiểu học trong thời gian tới.
Từ thực tiễn giáo dục tiểu học ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2020 thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường tiểu học nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội...
Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trưởng tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hoàn thiện hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố.
Với cách đặt vấn đề như trên, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Các biện pháp đưa ra bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với đa số ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi trong điều kiện cụ thể của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Mỗi biện pháp đã nêu trong luận
văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL trong các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thấy rằng, xung quanh vấn đề phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL các trường tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết; nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chưa giải quyết được hết các vấn đề đó. Đây chính là vấn đề đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo về nội dung phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học.
2. Kiến nghị