Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lý

* Bảng số 2.4: Thống kê cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên quản lý của CBQL trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

TS: 47

Giới Độ tuổi Thâm niên QL Nam Nữ <30 30-

40 41-50 51-60 <5năm 5-

10năm 15năm 11- 20năm 16- >20năm

SL 07 40 0 10 22 15 8 10 9 8 12

% 14,9 85,1 0 21,3 46,8 31,9 17 21,3 19,2 17 25,5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang)

2.4.3.1 Cơ cấu giới

Qua bảng thống kê ở trên (Bảng số 2.4) cho thấy trong số cán bộ quản lý ở các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ nữ giới

chiếm đa số (nữ là 40/47 = 85,1%, nam là 07/47 = 14,9%). Điều này thể hiện sự mất cân đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Từ sự mất cân đối về giới này đã tạo nên một số khó khăn về tâm lý giới trong quan hệ giữa các đồng nghiệp giáo viên với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể: nếu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ ngại chia sẻ trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. Còn những đơn vị tỷ nữ CBQL cao thì cũng có những khó khăn trong công tác điều hành vì tính quyết đoán, mạnh dạn trong nữ giới cũng có phần hạn chế... Vì thế, sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường.

2.4.3.2. Về độ tuổi

Cũng từ các thông số trong Bảng số 2.4 ở trên cho thấy cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Bắc Giang năm học 2012 – 2013 được thể hiện như sau:

Số CBQL trên 51 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (31,9%). Với tỷ lệ như vậy, sẽ có những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý giáo dục như sau:

- Thuận lợi: Các đồng chí CBQL có nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường; khi triển khai nội dung các công việc sẽ được nể trọng và thực hiện nghiêm túc...

- Khó khăn: Với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý (sử dụng máy tính, máy chiếu...). Có biểu hiện an phận, bằng lòng, ngại đổi mới, nhất là trong tư duy, không còn nhiệt huyết với công việc. Thực tế cho thấy ở những trường có lãnh đạo quản lý trên 51 tuổi có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các phong trào thi đua kết quả thường không cao. Điều này khẳng định độ tuổi của CBQL ảnh

hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục cũng như các hoạt động của nhà trường.

Đối với CBQL ở độ tuổi dưới 30 không có đồng chí nào; độ tuổi từ 30- 40 có 10 đồng chí, chiếm tỷ lệ không cao (21,3%). Như vậy, công tác trẻ hoá CBQL ở đây là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Đội ngũ CBQL trẻ sẽ có những thuận lợi như: nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao...; điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Tuy nhiên, để phát huy tốt cần phải có sự quy hoạch đồng bộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là trong công tác quản lý.

2.4.3.3 Về thâm niên quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 57)