Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 87 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học là việc bố trí, sử dụng cán bộ quản lý một cách hợp lý, hiệu quả; là kết quả của công tác đánh giá, phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...; nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo của các tổ chức nhà trường, năng lực thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, đáp ứng nhu cầu phát triển của các trường tiểu học và sự phát triển của cán bộ, giáo viên. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học phải đảm bảo đáp ứng: nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhận cương vị mới; góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trường; động viên, khuyến khích những cán bộ có đủ năng lực, có tố chất lãnh đạo từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; cán bộ quản lý đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, hoặc luân chuyển...

Đáp ứng được những yêu cầu trên, công tác tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL chất lượng sẽ được nâng cao, góp phần giúp cho ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra quy hoạch những người không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ CBQL và nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Đây cũng

là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đưa ra nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL, những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ...

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với phòng Nội vụ Thành phố tiến hành thực hiện theo trình tự các bước ở nội dung các công việc đảm bảo chính xác, khách quan, đúng quy trình, quy định. Cụ thể:

* Công tác bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); Đối với những trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Bổ nhiệm theo cách thức 1(cách truyền thống); nội dung cụ thể:

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được UBND thành phố phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm bao gồm:

Bước 1: Phòng nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch,

chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung (mẫu này được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành viên giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không trong quy hoạch).

Bước 2: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu

giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm: Cấp uỷ, BGH, BCH công đoàn, đại điện đoàn thanh niên nhà trường. Với nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu).

Bước 3: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp loại thứ tự từ cao xuống thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở trường tiểu học do Nhà nước và ngành quy định (theo 04 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí về chuẩn hiệu trưởng tiểu học) cùng một số yêu cầu khác được UBND thành phố phê duyệt; Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự xin ý kiến của Đảng uỷ, UBND các xã, phường (địa phương có nhân sự được lựa chọn).

Bước 4: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT họp xin ý kiến của Đảng uỷ,

UBND các xã, phường (địa phương có nhân sự được lựa chọn).

Bước 5: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự, lập

văn bản trình UBND thành phố phê duyệt danh sách nhân sự bổ nhiệm.

Với quy trình tuyển chọn 05 bước theo yêu cầu như vậy là quá rườm rà, tốn kém, mất thời gian, không khéo sẽ tạo ra tiêu cực. Vì thế, cần cải tiến bằng cách bỏ nội dung này đi; xem xét trong danh sách quy hoạch chức danh này có những ai đủ điều kiện bổ nhiệm, tiến hành thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm: Nằm trong danh sách quy hoạch chức danh đó; Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, Chuẩn hiệu trưởng tiểu học; Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nước và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; Có độ tuổi hợp lý, tuổi bộ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quy trình bổ nhiệm: Căn cứ vào danh sách nhân sự đã được UBND thành phố phê duyệt, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức hội nghị tại trường tiểu học. Thành phần gồm: Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nội dung: bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự. Hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.

- Phân tích kết quả lấy ý kiến. chọn nhân sự có phiếu tín nhiệm cao nhất (Nếu kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ dưới 50% thì nên để lại xem xét thêm).

- Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân và gia đình cán bộ cư trú thường xuyên.

- Tập thể lãnh đạo hai phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. (Trường hợp không thống nhất được giữa tập thể lãnh đạo hai phòng thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên UBND thành phố xem xét, quyết định).

- Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, chuyển sang Phòng Nội vụ.

- Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm.

Bổ nhiệm theo cách thức thi tuyển chức danh; nội dung cụ thể:

Trên cơ sở các chức danh CBQL cần bổ nhiệm, Phòng GD&ĐT thành phố thông báo rộng rãi đến các đơn vị trong và ngoài ngành nội dung thi tuyển cùng các điều kiện đi cùng như: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, Chuẩn hiệu trưởng tiểu học; Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nước và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; Có độ tuổi hợp lý, tuổi bộ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có Chương trình hành động cụ thể về phát triển nhà trường...

Tiến hành thi tuyển cho các thí sinh có đủ tiêu chuẩn; tổ chức chấm, đánh giá; công bố danh sách trúng tuyển; thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Quy trình bổ nhiệm: Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, chuyển sang Phòng Nội vụ.

- Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm.

* Công tác bổ nhiệm lại CBQL ở các trường tiểu học:

Đối với cán bộ quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ đủ 5 năm trở lên (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, hoặc luân chuyển.

Để được bổ nhiệm lại phải đảm bảo điều kiện sau: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn cán bộ quản lý quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu trong thời thời gian tiếp theo. Không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; Suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, không còn đủ tư cách làm CBQL; Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách, nhiêm vụ của chức danh bổ nhiệm lại; Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trường dưới 50%. Đối với CBQL còn dưới 2 năm công tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hưu.

Quy trình bổ nhiệm lại gồm:

- CBQL làm kiểm điểm trong nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý.

- Lãnh đạo nhà trường tổ chức hội nghị; Thành phần: toàn bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kỳ của CBQL; Sau đó gửi biên bản hội nghị về phòng GD&ĐT; Trưởng phòng GD&ĐT huyện đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại, trình UBND thành phố quyết định.

- Nếu không được bổ nhiệm lại, phòng Nội vụ phải xác minh lại khuyết điểm vi phạm hoặc lý do không bổ nhiệm lại để trình UBND thành phố ra quyết định.

- Nếu tiếp tục được xem xét để bổ nhiệm lại: Phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì không được bổ nhiệm lại, nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại trên 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT trình UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại bằng 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội nghị 2, gồm lãnh đạo nhà trường, cấp uỷ, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, lấy phiếu xin ý kiến làm cơ sở trình UBND thành phố quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

* Công tác luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học:

Việc luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường học. Luân chuyển CBQL cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Điều lệ trường tiểu học quy định: Mỗi trường tiểu học có 1 hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một

trường tiểu học.

Tuy nhiên trên thực tế, để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thì việc luân chuyển CBQL cần được tiến hành thường xuyên, thậm chí hết một nhiệm kỳ, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tuỳ thuộc vào năng lực của các CBQL.

Đối tượng thực hiện luân chuyển là những CBQL giáo dục đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì phải luân chuyển; CBQL có thời gian giữ chức vụ đó ở đơn vị từ 5 năm trở lên nhưng năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp chưa đến mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu luân chuyển

do hoàn cảnh gia đình mặc dù chưa đến thời gian phải luân chuyển; hoặc do yêu cầu của công tác cán bộ.

Quy trình điều động, luân chuyển CBQL:

Phòng GD&ĐT tham mưu xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý; trong đó phản ánh rõ danh sách CBQL phải luân chuyển hàng năm, đảm khách quan, khoa học, phù hợp với thực tiễn và hiệu quả công việc.

Trước khi ra quyết định điều động, luân chuyển cần phải kiểm tra nắm lại tình hình ở cả hai đơn vị chuyển đi và chuyển đến, xem có gì vướng mắc để tháo gỡ. Làm công tác tư tưởng đối với cán bộ quản lý được điều động, luân chuyển và lãnh đạo của hai đơn vị (đơn vị cán bộ đến và đi), đảm bảo nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, thông suốt về tư tưởng...

Khi không có ý kiến gì, UBND Thành phố ban hành quyết định điều động, luân chuyển cán bộ quản lý đến nơi công tác mới; lãnh đạo và cán bộ tổ chức của Phòng Nội vụ và Phòng giáo dục trực tiếp đưa cán bộ luân chuyển đến nơi công tác mới và trao Quyết định cho đơn vị tiếp nhận cán bộ, cùng cán bộ luân chuyển.

* Công tác bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học:

Để bãi miễn một cán bộ quản lý, cần phải có các điều kiện như: CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp; Không đủ uy tín hoặc điều kiện sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ, khi đó Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ Thành phố xem xét tham mưu UBND thành phố ra quyết định bãi miễn chức vụ CBQL và bố trí công việc khác.

Trình tự, thủ tục bãi miễn CBQL ở các trường tiểu học gồm có: Lãnh đạo phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tượng thuộc diện bãi miễn, lập văn bản báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Hồ sơ đề nghị bãi miễn CBQL: Sơ yếu lý lịch của CBQL; biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng GD&ĐT (nêu rõ lý do bãi miễn); bản tự kiểm điểm của CBQL; tờ trình của phòng GD&ĐT đề nghị bãi miễn.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Một là, đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học, lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cán bộ tham mưu về công tác cán bộ phải thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về các chủ trương của Đảng, chính pháp pháp luật của Nhà nước đối với công tác cán bộ.

Hai là, phải nắm vững nguyên tắc về công tác cán bộ, thực hiện tốt những quy trình, quy định trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL; thận trọng trong đánh giá, chọn lựa, mạnh dạn sử dụng cán bộ có năng lực, trẻ tuổi để phát triển.

Ba là, Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp cho CBQL được điều động luân chuyển đến đơn vị mới có điều kiện sinh hoạt làm việc khó khăn để họ yên tâm công tác đảm bảo hiệu quả công việc tốt.

3.2.4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL về phẩm chất, năng lực trong các nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với các cấp quản lý giáo dục. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng CBQL, phục vụ tốt hơn cho công tác phát triển giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL các trường tiểu học dựa trên 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, đảm bảo toàn diện, khách quan, đúng quy trình, cụ thể, khoa học, công bằng và dân chủ. Đánh giá, xếp loại CBQL ở các trường tiểu học nhằm để từng cá nhân CBQL thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý; từ đó làm căn cứ và là cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 87 - 99)