Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, thực hiện

nghiêm minh các hình thức kỷ luật

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Chế độ, chính sách đối với cán bộ là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường Tiểu học nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các chính sách khen thưởng kịp thời và chế độ đãi ngộ tương xứng sẽ là "đòn bẩy" và là động lực để thúc đẩy tính tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm, phát huy tài năng, sáng tạo của mỗi người cũng như đội ngũ CBQL trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL tiểu học theo chuẩn hiệu trưởng nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Cùng với đó, việc thực hiện các hình thức kỷ luật đảm bảo nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng người, đúng việc, đúng tội sẽ giúp cho đội ngũ CBQL luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Do vậy có thể coi đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Tuy nhiên, nếu thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật không đúng hoặc chưa tốt sẽ gây hậu quả xấu trong giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. Để phát huy tốt vai trò người CBQL ở các trường Tiểu học của thành phố Bắc Giang

trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy ngoài chính sách, chế độ chung của Đảng và Nhà nước đã ban hành cần nghiên cứu xây dựng một số cơ chế, chính sách riêng của địa phương nhằm hỗ trợ để phát triển đội ngũ CBQL.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng; kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học trong việc thực hiện chế độ chính sách. Chúng tôi nhận thấy cần nghiên cứu xây dựng ban hành một số cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ của địa phương như: Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tham mưu với UBND thành phố ưu tiên cấp bán theo giá ưu đãi đất ở cho những CBQL có gia đình riêng mà chưa có đất ở; Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chưa đạt thành tích để họ tích cực phấn đấu; Phân công vị trí công tác phù hợp với hoàn cảnh từng người....

Đối với công tác thi đua khen thưởng: Ngoài các quy định chung về các danh hiệu thi đua khen thưởng như hiện nay, bao gồm: chiến sỹ thi đua các cấp, nhà giáo ưu tú, lao động tiên tiến...; cần nghiên cứu có thêm các hình thức khen thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học như: Khen, thưởng cho CBQL có công tác tham mưu giỏi trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học; CBQL làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; CBQL có biện pháp quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường mang tính đột phá; CBQL có tinh thần tự học, sáng tạo, vượt khó; CBQL có sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng rộng rãi trong toàn thành phố...

Đối với kỷ luật, phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành với các mức từ nhắc nhở, khiển trách đến cách chức, khai trừ khỏi Đảng; kỷ luật nghiêm minh nếu CBQL vi phạm khuyết điểm, không nể nang, buông lỏng,

đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả CBQL khi vi phạm. Đồng thừoi phải quán triệt sâu sắc tinh thần: Kỷ luật giúp CBQL sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ và là làm gương cho người khác, góp phần làm cho đội ngũ CBQL ngày càng phát triển về phẩm chất và năng lực chuyên môn.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Đối với thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng: phòng GD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố thực hiện các nội dung sau đây:

- Xây dựng quy chế và tiêu chí, tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng; những tiêu chí mang tính đặc thù của Thành phố cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm những chức vụ quản lý..., để tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt ban hành.

- Thường xuyên tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống của đội ngũ CBQL để thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ đảm bảo kịp thời, phù hợp.

- Hàng năm tham mưu UBND thành phố hỗ trợ kinh phí thực hiện và có văn bản vận động các lực lượng trong xã hội ủng hộ kinh phí cho công tác này.

- Thành lập Hội đồng bình xét các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra. Tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chế độ quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

- Các cấp quản lý phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách kịp thời; có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm chế độ chính sách; kịp thời đề xuất, kiến nghị bổ sung thay thế các chế độ chính sách mới phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Có hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ của Nhà nước và Thành phố về chế độ chính sách; đặc biệt là các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù riêng của địa phương cần sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy đảng, HĐND, UBND Thành phố để sớm banh hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Hàng năm phải lập dự toán kinh phí sát thực, đảm bảo có nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác này, nhất là kinh phí dành cho khen thưởng đột xuất.

Quan tâm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và góp phần thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)