Hệ sinh thái 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 157 - 158)

1. Khái niệm

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của ngoại cảnh.

 Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Hệ sinh thái = Quần xã Sinh cảnh.

Sinh vật trong jệ sinh thái: Sinh vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thựcvật + động vật ăn thịt)

 sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm).

Sinh cảnh: Ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu, lượng mưa gió, đất, nước, xác sinh vật. Sinh cảnh của hệ sinh thái là thế giới vô sinh, nơi sinh sống của quần xã sinh vật.

Sinh cảnh bao gồm nhiều yếu tố cần thiết cho sự sống của sinh vật như nitơ, cacbon, oxi, đất, đá…và đặc biệt là nguồn năng lượng (chủ yếu là năng lượng mặt trời).

Biểu hiện chức năng của một tổ chức sống qua trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã và sinh cảnh của chúng.

Gồm 2 quá trình:

+ Quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ duy trì sự tồn tại của cả hệ sinh thái.

+ Quá trình sử dụng chất hữu cơ có sẵn nhờ mối quan hệ sinh thái về dinh dưỡng giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.

Dòng vật chất và năng lượng được gọi là sợi dây vô hình ràng buộc quần xã với ngoại cảnh của nó. Hệ sinh thái là một hệ thống thống nhất.

Hệ sinh thái là một hệ thống mở tự điều chỉnh, tồn tại dựa vào nguồn vật chất và nguồn năng lượng từ môi trường.

Quá trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái gọi là quá trình “nội cân bằng”. Nhờ có nội cân bằng mà hệ sinh thái duy trì được trạng thái ổn định và cân bằng.

Bất kì một sự gắn kết nào giữa các sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường đều có thể tạo nên một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, được coi là hệ sinh thái.

Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cá cảnh. Hệ sinh thái lớn nhất là trái đất.

2. Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Hệ sinh thái gồm 2 thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật của quần xã, tùy theo hình thức dinh dưỡng của từng loài mà chúng được xếp thành 3 nhóm:

- Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng, có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật, một số vi sinh vật quang hợp, vi khuẩn hóa tổng hợp không có khả năng quang hợp nhưng có thể tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. - Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật tự dưỡng, gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

HỆ SINH THÁI (PHẦN 1)

(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Hệ sinh thái (Phần 1) thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Hệ sinh thái, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

- Sinh vật phân giải: cũng là những sinh vật dị dưỡng nhưng chúng sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng, bao gồm chủ yếu là những vi khuẩn., nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ, ...) chúng phân giải xác chết của sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.

Hệ sinh thái luôn luôn có sự trao đổi chất và năng lượng với các hệ sinh thái khác.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)