1. Quá trình đột biến:
Vì sao đột biến là nhân tố tiến hóa?
Theo quan điểm tiến hóa, nhân tố tiến hóa là nhân tố là biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) Đột biến là nhân tố di truyền vì nó làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Đột biến gồm đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
Đột biến gen có thể là đột biến gen trội hoặc lặn, hoặc tạo ra 1 gen mới…
Đột biến là nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, còn quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản, vì quá trình này đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối alen của quần thể, Tần số đột biến với từng gen thường rất thấp, từ 10-6
đến 10-4, nghĩa là cứ 1 triệu đến 1 vạn giao tử thì có 1 giao tử mang đột biến về 1 gen nào đó, nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với quần thể lớn.
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lí sinh hóa, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể.
Tuy tần số đột biến của từng gen thấp nhưng một số gen dễ đột biến, tần số có thể lên tới 10-2. Mặt khác, vì thực vật, động vật có hàng ngàn, hàng vạn gen nên tỷ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là rất lớn.
Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài. Nếu
CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA (PHẦN 1)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Các nhân tố tiến hóa (Phần 1) thuộc khóa học LTĐH KIT- 1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Các nhân tố tiến hóa, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
trong điều kiện mới, nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn. Vì vậy khi môi trường thay đổi thì thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là gen lặn. Xuất hiện ở một giao tử nào đó, alen lặn sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng ở thể dị hợp, do đó nó không biểu hiện ra kiểu hình. Qua giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện.
Giá trị thích ứng của gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường: Đột biến gen có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có lợi hoặc trung tính trong môi trường khác.
Giá trị thích ứng của gen phụ thuộc vào tổ hợp gen: trong tổ hợp gen này, gen đột biến có thể là có hại nhưng trong tổ hợp gen khác, gen đột biến có thể trở nên vô hại (trung tính) và thậm chí lại trở thành có lợi.
Chú ý: Đột biến tự nhiên được coi là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.
2. Di nhập gen
Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể.
Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là dị nhập gen hay dòng gen. Ở thực vật, di nhập gen được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
Ở động vật, di nhập gen thông qua sự di cư của các cá thể, một số cá thể ở quần thể 1 di chuyển sang quần thể 2, giao phối giữa các cá thể ở quần thể 2 và lan truyền gen trong quần thể đó. Vì vậy nhân tố di nhập gen còn được gọi là sự di cư.
Các cá thể nhập cư có thể mang đến nhưng alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể thì chúng sẽ làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể.
Nếu quần thể có kích thước vô cùng lớn thì một số cá thể nhập gen vào quần thể quần thể vẫn không bị thay đổi đáng kể. Nếu quần thể có kích thước nhỏ, thì số lượng cá thể khác nhập cư đến quần thể làm thay đổi đáng kể thành phần kiểu gen của quân thể.
Do vậy tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể là lớn hay nhỏ.
Chú ý: Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng không theo một hướng các định. Bản thân thuật ngữ di nhập gen là một từ kép chỉ cả 2 hướng đưa thêm vào quần thể hoặc đưa ra khỏi quần thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc vào quần thể.
3. Giao phối không ngẫu nhiên
Trong thực tế, hiện tượng giao phối ngẫu nhiên khá phổ biến: giao phối có chọn lọc, giao phối gần, tự thụ phấn.
Giao phối có chọn lọc: Động vật có xu hướng chọn lựa những cá thể khác giới để giao phối với một số tiêu chuẩn xác định, thường liên quan đến sức sống ở thế hệ con làm thau đổi tần số alen.
Giao phối gần và giao phối chọn lọc, tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen nhưng thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua từng thế hệ theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp.
Giao phối cùng với đột biến làm làm cho quần thể thành kho dự trữ các biến dị di truyền ở mức bão hòa. Đây chính là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh Nguồn : Hocmai.vn
Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Các nhân tố tiến hóa (Phần 2)
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -