1. Khái niệm hóa thạch
Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất. Di tích của sinh vật có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng.
Hóa thạch sống: Qua thời gian lịch sử, địa chất rất dài, các dạng con cháu của nó không có sự sai khác về các đặc điểm cấu tạo, hình thái…
Tại sao hóa thạch là một bằng chứng tiến hóa và phát triển của sinh vật?
Hóa thạch là một bằng chứng tiến hóa vì hóa thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất.
2. Cơ chế hình thành hóa thạch
Thông thường, sau khi sinh vật chết thường thối rữa, phân hủy hay bị sinh vật khác ăn. Tuy nhiên trong một số trường hợp xác sinh vật ngay lập tức bị đất, cát, tro bụi chôn vùi. Sau đó các chất sẽ lắng đọng và nén các xác sinh vật lại. Các phần cứng của cơ thể ban đầu dần dần được thay thế bằng các muối vô cơ được tích tụ lại từ nước. Cơ chế này được gọi là cơ chế hóa đá. Sau nhiều triệu năm, các hóa thạch này được đưa lên lớp đất đá bề mặt thông qua các chuyển động địa chất và xói mòn.
Cũng có trường hợp cơ thể sinh vật được bảo quản nguyên vẹn. Thí dụ như các côn trùng bị mắc bẫy nhựa thông và trở thành hóa thạch trong hổ phách hay xác voi Mamut phát hiện ở Xiberi bảo quản trong tuyết tốt tới mức thịt của chúng chó vẫn còn ăn được.
3. Vai trò của hóa thạch
Hóa thạch có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu sinh học và địa chất học
- Căn cứ vào hoá thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. Bằng phương pháp địa tầng học và phương pháp đo thời gian phân rã của các nguyên tố phóng xạ, người ta có thể xác định được tuổi của địa tầng, từ đó xác định được tuổi của sinh vật đã bị chết và ngược lại nếu biết tuổi của hóa thạch sẽ suy ra tuổi của địa tầng. Ngoài ra, dựa vào hóa thạch cũng xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau và mối quan hệ giữa các loài.
- Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. Ví dụ: sự có mặt của các hoá thạch quyết thực vật chứng tỏ thởi đại đó khí hậu ẩm ướt; sự có mặt và phát triển của bò sát chứng tỏ khí hậu khô ráo…
Phương pháp xác định tuổi của hóa thạch
Để xác định tuổi tương đối của các lớp đất đá cũng như tuổi tương đối của các hóa thạch chứa trong đó, người ta thường căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích (địa tầng) phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu. Lớp càng sâu có tuổi cổ hơn, nhiều hơn, sớm hơn so với lớp nông.
Để xác định tuổi tuyệt đối (bao nhiêu năm) người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ vào thời gian bán rã của môt chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hoá thạch. Thời gian bán rã là thời gian (số năm) qua đó 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã. Tỉ lệ phân rã này xảy ra từ từ và
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.
Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Sự PT của sinh giới qua các đại địa chất
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
không phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất cũng như các điều kiện của môi trường. Ví dụ: cacbon 14 có thời gian bán rã là 5730 năm. Sử dụng C14 → chỉ có thể xác định tuổi của các hóa thạch có độ tuổi khoảng 75.000 năm. Ở Việt Nam các nhà khảo cổ học đã xác định được độ tuổi của các hạt cây trồng trong di chỉ văn hóa Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) có niên đại 11.237 năm.
Để xác định các hoá thạch có độ tuổi nhiều hơn (hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ năm) người ta thường sử dụng urani 238 vì chúng có thời gian bán rã là 4.5 tỉ năm. Ví dụ:
+ Xác định được hóa thạch động vật không xương sống Brachiopoda có tuổi 375 triệu năm. + Hóa thạch vi khuẩn có độ tuổi 3,5 tỉ năm.
Phương pháp xác định tuổi bằng chất động vị phóng xạ có độ sai số dưới 10%.