Hoán vị gen 1 Thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 63 - 65)

1. Thí nghiệm

Pt/c: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt

AB AB x ab ab F1: 100% thân xám, cánh dài 100% AB ab

Lai phân tích ruồi đực F1:

Pa: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt

AB ab

ab ab

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

206 thân xám, cánh cụt : 185 thân đen, cánh dài.

2. Nhận xét

- Khi lai phân tích ruồi đực F1 thân xám, cánh dài dị hợp thì thu được tỉ lệ kiểu hình Fa 1:1. Nhưng khi lai phân tích ruồi cái F1 thân xám, cánh dài Moocgan lại thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt : 0,085 thân xám, cánh cụt : 0,085 thân đen, cánh dài.

- Fa có 4 kiểu hình tức có 4 kiểu tổ hợp, ruồi đực thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử ab. Do đó ruồi cái F1 thân xám, cánh dài phải cho 4 loại giao tử mới có thể tạo ra 4 kiểu tổ hợp ở Fa.

- Vì Fa có 4 kiểu hình với tỉ lệ 0,415:0,415:0,085:0,085, ruồi đực thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử ab. Do đó 4 loại giao tử ở F1 phải có tỉ lệ 0,415: 0,415:0,085:0,085.

Tỉ lệ kiểu hình Fa Giao tử F1

0,415 thân xám, cánh dài --> 0,415 AB 0,415 thân đen, cánh cụt --> 0,415 ab 0,085 thân xám, cánh cụt --> 0,415 Ab 0,085 thân đen, cánh dài --> 0,415 aB

3. Giải thích

- Gen quy định màu thân và hình dạng cánh liên kết nên trong quá trình giảm phân chúng thường đi cùng nhau. Do đó đời con phần lớn có kiểu hình giống bố hoặc mẹ.

- Tuy nhiên, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở 1 số tế bào, khi các NST tương đồng kép tiếp hợp với nhau, giữa chúng xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Kết quả các gen đổi vị trí cho nhau làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

4. Sơ đồ lai

Pt/c: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt

AB AB x ab ab F1: 100% thân xám, cánh dài 100% AB ab

Lai phân tích ruồi đực F1:

Pa: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt

AB ab ab ab GPa: AB= ab = 0,415, Ab = aB = 0,085 ab Fa: KG 0,415 AB ab : 0,415 ab ab : 0,085 Ab ab : 0,085 aB ab

KH 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt 0,085 thân xám, cánh cụt : 0,085 thân đen, cánh dài.

5. Khái niệm

- Hoán vị gen: các gen trên cùng cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các cromatit làm xuất hiện các tổ hợp gen mới.

- Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen - Tần số hoán vị gen dao động từ 0 – 50% và không vượt quá 50%.

- Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen trên NST.

- Các gen trên NST có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu. Nên tần số hoán vị gen dao động từ 0 – 50% và không vượt quá 50%.

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Liên kết gen và hoán vị gen

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -

- Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở giới đực hoặc chỉ xảy ra ở giới cái hoặc xảy ra ở cả 2 giới tùy loài sinh vật. Ví dụ: ruồi giấm chỉ hoán vị gen ở con cái, tầm dâu chỉ hoán vị gen ở con đực.

- Hoán vị gen không có ý nghĩa nếu cơ thể chỉ có những kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp 1 cặp gen. - Hoán vị gen là hiện tượng đôi khi mới xảy ra, không phổ biến như liên kết gen.

- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST: các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại các gen nằm gần nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ.

- Công thức tính tần số hoán vị gen:

+ f = (số giao tử hoán vị/ tổng số giao tử tạo thành).100%.

+ f = (số cá thể có kiểu hình do hoán vị/ tổng số cá thể thu được).100% + f = 2.% giao tử hoán vị.

+ f = 100% - 2. % giao tử liên kết.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)