Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thê của quần thể

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 150 - 152)

1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thê của quần thể

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có ảnh hưởng to lớn đến biến động số lượng cá thể của quần thể do chúng tác động đến mức sinh sản, tử vong, di cư và nhập cư của quần thể.

Người ta chia nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm:

- Nhóm các nhân tố sinh thái vô sinh(nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể): gồm các nhân tố như khí hậu, thổ nhưỡng… Trong đó nhân tố sinh thái khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.

Gọi như thế vì do các nhân tố sinh thái trên khi tác động lên quần thể không chịu chi phối bởi yếu tố mật độ mà chủ yếu tác động một chiều lên các cá thể của quần thể, tác động của các nhân tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái sinh lí, nguồn thức ăn số lượng con mồi … của sinh vật. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thì sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống con non kém.

Ví dụ, vào những năm giá rét kéo dài thường gây tử vong nhiều loài chim ăn sâu bọ, loài gặm nhấm, bò sát, ếch nhái…

- Nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh(nhân tố phụ thuộc vào độ quần thể): là những nhân tố sinh thái khi tác động lên quần thể chịu sự chi phối của yếu tố mật độ, nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ bao gồm các mối quan hệ như: quan hệ bổ trợ, quan hệ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể, quan hệ vật ăn thịt – con mồi, quan hệ kí sinh – vật chủ…

Các nhân tố sinh thái này tác động và điều chỉnh số lượng cá thể lúc tăng lúc giảm, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể ở trạng thái cân bằng.

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể… có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.

Các nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ cũng chịu sự tác động trực tiếp của nguồn sống từ môi trường. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vật có ít khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt (hổ, báo…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thê của quần thể

Là khả năng nội tại của một quần thể khi không có sự phù hợp giữa số lượng cá thể với nguồn sống trong môi trường.

Cơ chế: làm giảm số lượng do giảm mức sinh, tăng mức xuất cư. Tăng số lượng do tăng mức sinh, tăng mức nhập cư

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi, sức sinh sản của quần thể tăng lên và mức độ tử vong giảm, nhập cư cũng tăng lên → số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Biến động số lượng cá thể của quần thể

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

- Số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức làm nguồn thức ăn cạn kiệt → cạnh tranh gay gắt làm cho mức độ tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng có thể tăng cao, số lượng cá thể của quần thể lại được giảm xuống, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiện tượng động vật cùng loài ăn lẫn nhau.

3. Trạng thái cân bằng của quần thể.

Khả năng số lượng cá thể của quần thể không giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.

Khi đó quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh Nguồn : Hocmai.vn

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)