Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1 Hiện tượng trôi dạt lục địa

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 127 - 128)

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng.

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hóa của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần… dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.

2. Sinh vật trong các đại địa chất (Nghiên cứu bảng trong SGK)

- Sự phân định các mốc thời gian trong lịch sử Trái đất được căn cứ vào những biến đổi lớn về: địa chất và khí hậu; căn cứ vào hóa thạch điển hình.

- Lịch sử Trái đất (kèm theo sự sống) được chia thành 5 đại: + Thái cổ

+ Nguyên sinh + Cổ sinh + Trung sinh + Tân sinh

Chú ý:Tham khảo và nhớ bảng trong SGK

Bảng trên giới thiệu tóm tắt và khái quát các đại – kỉ, cùng các sinh vật điển hình đại diện cho từng kỉ, các em cần nắm được sự phát sinh, phát triển và diệt vong của các dạng sinh vật có liên quan đến môi trường, chủ yếu là: sự biến động địa chất, khí hậu…

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh Nguồn : Hocmai.vn

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)