NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN (PHẦN 1)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 26 - 28)

I. Nguyên phân

NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN (PHẦN 1)

(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Nguyên phân và giảm phân (Phần 1) thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh)tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần nguyên phân và giảm phân, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Nguyên phân và giảm phân (Phần 1)

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

có bộ NST kép bằng 1/2 bộ NST của tế bào mẹ

+ Giảm phân 2:

Các giai đoạn Diễn biến cơ bản

Trung gian

Diển ra rất nhanh

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

- NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh gồm 2 crômatit giống nhau và dính nhau ở tâm động

- Trung tử nhân đôi

Kì đầu2

- NST co ngắn

- Thoi vô săc hình thành

Kì giữa2

- NST co ngắn cực đại, đính vào sơi thoi vô sắc và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳg xích đạo của thoi phân bào

Kì sau2

- Các NST kép tách nhau ra ở tâm động taọ thành 2 NST đơn, hình thành 2 nhóm NST tiến về 2 cực tế bào theo sọi vô sắc

Kì cuối2

- Tại mỗi cực tế bào, các NST tháo xoắn.

- Màng nhân và nhân con hình thành. Tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con (giao tử) có bộ NST đơn bằng 1/2 bộ NST của tế bào mẹ

Chú ý: Với cơ thể có kiểu gen AaBb. Khi giảm phân tạo giao tử:

+ Nếu là tế bào sinh dục đực, khi kết thúc giảm phân sẽ tạo ra 2 loại tinh trùng với số lượng là 4 (với cách sắp xếp khác nhau sẽ tạo ra 2AB + 2ab hoặc 2Ab + 2aB)

+ Nếu là tế bào sinh dục cái, khi kết thúc giảm phân sẽ tạo ra 1 trứng

Với tế bào có nhiều hơn 2 cặp gen (mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Ví dụ:

AaBbCcDdEe khi giảm phân cũng chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng (với tế bào sinh dục đực) hay 1 trứng (với tế bào sinh dục cái).

Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến hóa

* Giống nhau:

- Có sự nhân đôi ADN ở kỳ trung gian. - Trải qua các kỳ phân bào tương tự nhau.

- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi ở kỳ trung gian và thu gọn cấu trúc ở kỳ giữa.

- Ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân.

- Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN

- Xảy ra 1 lần phân bào gồm 5 kỳ. - Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp: Lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân.

- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 2 NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit.

- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 1 cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit tạo thành 1

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

thể thống nhất. - Ở kỳ trước không xảy ra trao đổi chéo gồm 2

crômatit cùng nguồn gốc.

- Ở kỳ trước I tại 1 cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, tạo nhóm gen liên kết mới. - Tại kỳ giữa các NST tập trung thành từng NST

kép.

- Tại kỳ giữa các NST tập trung thành từng căp NST tương đồng kép.

- Ở kỳ sau nguyên phân: có sự phân ly các crômatit trong từng NST kép về 2 cục tế bào.

- Ở kỳ sau I của giảm phân: có sự phân ly các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng kép để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc NST.

- Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào có bộ NST lưỡng bội ổn định của loài.

- Kết quả qua 2 lần phân bào tạo ra các tế bào giao tử có bộ NST giảm đi một nửa khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng NST.

- Xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai

- Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi đã kết thúc giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 26 - 28)