Các nhân tố chi phối sự phát sinh của loài ngườ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 132 - 133)

Loài người (Homo sapiens) được phát sinh và tiến hóa dưới tác động của các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) và xã hội (nhân tố văn hóa).

1. Tiến hóa sinh học

Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hóa của người vượn hóa thạch và người cổ.

Những biến đổi trên cở thể người vượn hóa thạch (đi bằng hai chân , sống trên…) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động…) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền kết hợp với chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ: Chọn lọc theo hướng tăng dần thể tích hộp sọ, đây là điều kiện phát triển trí thông minh

Thể tích hộp sọ tăng dần theo thời gian, qua các quá trình tiến hóa từ Ôxtralôpitec, Homo habilis đến Homo erectus và Homo Nêanđectan.

2. Tiến hóa xã hội

Nhân tố xã hội tác động trong quá trình tiến hóa xã hội loài người : - Sống thành xã hội, ngôn ngữ giao tiếp, truyền thống văn hóa…

Ngày nay các nhân tố xã hội, văn hóa trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của con người và xã hội loài người.

+ Cải tiến công cụ lao động theo hướng phát tiển trí não.

+ Phát triển lực lượng sản xuất. + Cải tạo quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội…

Hiện nay các nhân tố tự nhiên và xã hội vẫn tác động xấu đến xã hội con người: + Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên… + Chiến tranh, dịch bệnh, tệ nạn xã hội…

Tại sao lại nói nhân tố xã hội là quyết định?

Vì nếu không có nhân tố văn hóa xã hội (đời sống xã hội, văn hóa giáo dục, khoa học kĩ thuật… thì con người dù có cấu tạo cơ thể điển hình cho con người cũng không thể trờ thành con người thực sự ( tức là con người có ngôn ngữ, có văn hóa sống trong cộng đồng xã hội loài người).

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh Nguồn : Hocmai.vn

Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)