Sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm Câu 17 Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của chọn lọc

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 121 - 122)

Câu 17. Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của chọn lọc

A. Vận động B. Phân hóa C. Ổn định D. Phân hóa rồi kiên định Câu 18. Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Câu 18. Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?

1: đột biến 2: giao phối 3: CLTN

4: cách li 5: biến động di truyền

A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,3,4,5

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh Nguồn : Hocmai.vn

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

I. Khái quát chung

Từ lâu, khoa học đã nói cách định nghĩa xem sự sống là gì, còn những người bình thường thì quen nghĩ: cái gì không chết là đang sống. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn và là thách thức lớn đối với các nhà khoa học.

Trong suốt lịch sử hàng triệu năm của mình, con người luôn bị dằn vặt bởi các câu hỏi: Con người từ đâu ra? Tại sao có con người? Con người sống để làm gì? Con người chết sẽ đi về đâu?

Câu hỏi chủ yếu nhất vẫn là: Con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là ai? Xuất hiện như thế nào? Vào thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, Aristotle đã trình bày dựa trên những điều mà con người thời đó biết được, ít nhất là ở châu Âu, rằng những vật thể sống phát sinh từ những vật thể không sống. Ví dụ như bọ chét và chuột phát sinh từ những đống rác cũ hay bột mì, những con giòi và ruồi trong thịt thối, rệp trong sương. Cuộc sống, nói ngắn gọn hơn, là bắt nguồn từ sự phát triển tự nhiên. Những nhà khoa học đầu thế kỉ 18 đã lật đổ những học thuyết của Aristotle, nhưng phải đến những thí nghiệm của Louis Pasteur vào năm 1862 người ta mới chắc chắn rằng một nơi đã được vô trùng thì sẽ vĩnh viễn không có bất cứ sinh vật nào phát sinh trong nó được nữa. Ngoài ra ông cũng cho rằng sự sống chỉ có thể phát sinh từ những cơ thể sống phức tạp khác. Những công trình của Pasteur có thể được tóm tắt trong một định luật mà ngày nay chính là nền tảng của thuyết tiến hóa hiện đại: Định luật phát sinh sinh vật: "Mọi cuộc sống đều bắt đầu từ trứng".

Pasteur đã chứng minh rằng những sinh vật bậc cao không thể phát sinh một cách tự nhiên. Lý thuyết về tiến hóa của Charles Darwin đã đưa ra một cơ chế để giải thích điều này: sinh vật phải mất hàng ngàn năm để tiến hóa từ những dạng cơ bản, nhưng nó sẽ không mang những đặc điểm như lúc trước nữa, nhưng những sinh vật cơ bản ấy sẽ từ đâu ra?

Sinh học hiện đại đã chứng minh sự sống được sinh ra trên Trái Đất và được sinh ra từ những chất không sống.

Theo quan niệm hiện đại sự phát sinh sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn: + Tiến hóa hóa học: Là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

+ Tiến hóa tiền sinh học: Giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.

+ Tiến hóa sinh học: Giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)