1. Cơ sở khoa học của việc gây đột biến để tạo giống mới:
- Mỗi một kiểu gen nhất định của giống chỉ cho một năng suất nhất định.
- Mỗi giống cụ thể sẽ cho một năng suất tối đa nhất định trong điều kiện canh tác hoàn thiện nhất. Mỗi giống có một mức trần về năng suất.
- Để có năng suất cao hơn mức trần hiện có của giống, cần gây đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học, làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật, chọn lọc từ các thể đột biến những cá thể có đặc tính mong muốn.
2. Khái niệm gây đột biến: Gây đột biến là đổi mới vật liệu di truyền của giống cũ 3. Quy trình: Các bước của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến: 3. Quy trình: Các bước của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:
- Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến: cần lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, tìm hiểu liều lượng và xác định thời gian xử lí tối ưu
- Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn: Chọn lọc các thể đột biến là 1 công việc khó khăn và tốn nhiều công sức vì đột biến thường không có hướng, tác nhân đột biến gây ra rất nhiều loại đột biến khác nhau, trong đó chỉ có một phần rất nhỏ là loại đột biến mà người chọn giống quan tâm.
- Tạo dòng thuần chủng.
4. Đối tƣợng: chủ yếu là vi sinh vật và thực vật.
+ Vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi nên không thể tạo biến dị tổ hợp, biến dị tổ hợp ở vi sinh vật chủ yếu được tạo ra nhờ đột biến. Vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên chọn lọc và nhân các thể đột biến dễ dàng hơn
+ Thực vật: Thích hợp với việc khai thác các sản phẩm là cơ quan sinh dưỡng như; rễ, thân, lá, hoa,.. để tạo giống đa bội. Còn cây lấy hạt thì không thể tạo ra đa bội vì cây đa bội thường bị giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ.
+ Động vật bậc thấp: có thể gây đột biến, ví dụ; ruồi giấm, tằm,..
+ Động vật bậc cao thì không áp dụng phương pháp này vì hệ gen của chúng rất phức tạp, phần lớn các đột biến đều làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến những rối loạn về sinh lí nên giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản, thậm chí còn gây chết.
2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam - Gây đột biến bằng tác nhân vật lí: - Gây đột biến bằng tác nhân vật lí:
+ Giống lúa Mộc tuyền đột biến MT1 có nhiều đặc tính quí (chín sớm nên rút ngắn thời gian cach tác), thấp và cứng cây, chịu chua và phèn nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau, năng suất tăng 15-25%. + Tạo giống Ngô DT6: chín sớm, năng suất cao, hàm lượng Pr tăng 1,5%.
TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƢƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.
Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Tạo giống mới bằng PP gây ĐB và CNTB
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -