Quần thể ngẫu phối: Là quần thể trong đó các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên với nhau Ví dụ: Quần thể trâu rừng…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 80)

Quần thể trâu rừng…

2. Các đặc trưng di truyền của quần thể

Mỗi quần thể được đặc trưng bởi một vốn gen xác định.

Vốn gen: là tập hợp tất cả ccá alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

- Tần số alen của một gen trong quần thể tính bằng:

+ Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một điểm các định.

+ Tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một điểm xác định.

- Tần số tương đối của 1 kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.

Những đặc điểm về tần số kiểu gen trong quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể.

Ví dụ: Một quần thể thực vật có 1000 cây, A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Thống kê trong quần thể có 200 cây hoa đỏ (AA), 300 cây hoa đỏ (Aa), 500 cây hoa trắng (aa). Xác định tần số tương đối của alen A và a của quần thể trên.

Bài giải

Cách 1: Cách 1: Tính theo số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen ñó Có 1000 cây → Tổng số alen : 1000×2 = 2000 (alen)

- Số alen A: (200 ×2) + 300 = 700 (alen) Tần số alen A: 700/2000 = 0,35.

- Số alen a: 500 ×2 + 300 = 700 (alen) Tần số alen a: 1300/2000 = 0,65

Cách 2 : Tính theo tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra. - Tần số alen A = 0,2 + 0,3/2 = 0,35

- Tần số alen a = 0,5 + 0,3/2 = 0,65.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)