1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Các cơ chế Những diễn biến cơ bản
Tự sao chép ADN
- ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.
- Các mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’3’, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.
- Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch…
- Diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và khuôn mẫu.
Phiên mã
- Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.
- Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’5’và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS.
- Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn.
Dịch mã
- Các axit amin đã hoạt hóa được tARN mang vào ribôxôm.
- Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’3’ theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài.
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm.
Điều hoà hoạt động của gen
Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế để kiềm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hòa này tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào.
Học sinh cần xem lại một số kiến thức đã học: - Các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ADN
- So sánh quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
2. Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào
Gồm các cơ chế: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Học sinh cần xem lại diễn biến, ý nghĩa, sự biến đổi của nhiễm sắc thể ở các cơ chế này
Giáo viên : NGUYỄN QUANG ANH Nguồn : Hocmai.vn
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Tổng hợp PP giải bài tập DTH PT và tế bào
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Câu 1.Câucó nội dung sai là
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều điểm tái bản, giúp hiệu suất tự sao cao.
B. Hệ gen ở sinh vật nhân sơ đơn giản chỉ gồm 1 phân tử ADN, nên trên mỗi phân tử ADN chỉ có một
điểm tái bản.