Học thuyết của Đacuyn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 108 - 109)

Đacuyn là người đưa ra học thuyết về tiến hóa tương đối hoàn chỉnh. Những đóng góp của ông có ý nghĩa rất lớn với di truyền học hiện đại.

1.Biến dị cá thể

HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Các bằng chứng tiến hóa, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài xuất hiện trong quá trình sinh sản, mang tính chất bẩm sinh và không có hướng xác định (vô hướng). Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.

Biến dị cá thể có 2 hướng:

+ Có lợi cho sinh vật: Những đặc tính giúp cho khả năng sinh sản, sống sót tốt hơn + Có hại cho sinh vật: Những đặc tính giúp cho khả năng sinh sản, sống sót kém hơn

Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, những biến dị có lợi sẽ sống sót, sinh sản ưu thế, con cháu ngày càng đông  tiềm năng sinh sản ngày cảng lớn. Những biến dị có lợi được di truyền cho thế hệ sau. Trong quần thể còn lại những cá thể thích nghi với môi trường.

2.Nguyên nhân, cơ chế và kết quả của quá trình tiến hóa

Chọn lọc tự nhiên: Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Nguyên nhân tiến hoá: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Cơ chế tiến hoá: Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Hình thành các đặc điểm thích nghi: Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên: CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.

Quá trình hình thành loài: Loài mới được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng.

Tồn tại trong học thuyết tiến hoá theo quan điểm của Lamac và Đacuyn

+ Chưa phân biệt được biến dị di truyền với biến dị không di truyền.

+ Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. + Chưa hiểu rõ cơ chế, tác dụng của ngoại cảnh và của chọn lọc tự nhiên. + Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài.

3.Chọn lọc nhân tạo

Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn luôn xuất hiện nhiều biến dị. Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người sẽ được ưu tiên giữ lại để nhân giống. Những cá thể mang biến dị bất lợi cho con người sẽ bị loại bỏ, hạn chế sinh sản. Đó là quá trình chọn lọc nhân tạo, bao gồm 2 mặt song song vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Chọn lọc nhân tạo à nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.

Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau. Trong mỗi hướng, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi ở sinh ật, giữ lại những dạng tốt nổi bật, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. Đó là quá trình phân li tính trạng giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài, xuất phát từ 1 hoặc một vài dạng tổ tiên hoang dại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)