Di truyền liên kết với giới tính 1 Gen trên X (Y không alen)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 72 - 74)

Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể giới tính được gọi là liên kết với giới tính. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X được gọi là liên kết với X và gen trên nhiễm sắc thể Y được gọi là gen liên kết với Y. T.H.Moocgan là người đầu tiên phát hiện ra sự di truyền của gen liên kết với X ở ruồi giấm. Ông đã may mắn phát hiện ra đột biến mắt trắng ở ruồi giấm và bằng cách lai ruồi đột biến này với dòng bình thường có mắt đỏ Moocgan đã đi đến kết luận gen quy định màu mắt ở ruồi giấm phải nằm trên nhiễm sắc thể X. Ví dụ:

Phép lai thuận: P thuần chủng: Cái mắt đỏ x đực mắt trăng => F1: 100% mắt đỏ => F2: 50% cái mắt đỏ : 25% đực mắt trắng : 25% đực mắt đỏ

Phép lai nghịch: P thuần chủng: cái mắt trắng x đực mắt đỏ => F1: 50% cái mắt đỏ : 50% đực mắt trắng => F2: 25% cái mắt đỏ : 25 cái mắt trắng : 25 đực mắt đỏ : 25 đực mắt trắng

Kết quả thí nghiệm lai hoàn toàn khác biệt với thí nghiệm lai của Meden. Sự khác biệt đó thể hiện qua các đặc điểm sau:

- Kết quả lai thuận và lai nghịch không giống nhau

- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 có sự khác biệt ở hai giới - Có sự di truyền chéo đối với tính trạng màu mắt ở ruồi giấm

Để giải thích kết quả lai này Moocgan đã cho rằng gen quy định màu mắt ở ruồi giấm phải nằm trên nhiễm sắc thể X và trên nhiễm sắc thể Y không có gen tương ứng.

Sự di truyền của các tính trạng liên kết với nhiễm sắc thể X có nhiều điểm khác biệt với sự di truyền của các tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định là do ở giới đực chỉ có một nhiễm sắc thể X nên cá thể đực với một alen lặn cũng đã biểu hiện kiểu hình lặn thay vì phải có hai alen như ở các cá thể cái.

Đặc điểm di truyền của gen trên nhiễm sắc thể X (Y không alen):

Di truyền chéo; tính trạng từ con đực P truyền sang con cái F1 và được biểu hiện ở con đực F2 (Bố truyền cho con gái và được biện hiện cháu trai)

Ví dụ: Ở người có bệnh mù màu, máu khó đông.

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Di truyền liên kết với giới tính

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

Ví dụ : Người Bố có trùm lông trên vành tai (tật dính ngón tay thứ 2 và 3) sẽ truyền trực tiếp tính trạng này cho tất cả các con trai mà con gái thì không bị tật này.

* Giải thích: gen qui định tính trạng nằm trên NST Y, không có alen tương ứng trên NST X Di truyền cho tất cả cơ thể mang kiểu gen XY trong dòng họ.

* Đặc điểm di truyền của gen trên NST Y

Di truyền thẳng: tính trạng từ con đực P truyền trực tiếp cho các con đực đời sau (Bố truyền trực tiếp cho con trai)

3. Gen trên cả X và Y

Thí nghiệm: Ruồi giấm

P: ruồi cái lông ngắn x ruồi đực lông dài F1: 100% lông dài x F1

F2: 3 lông dài : 1 lông ngắn (lông ngắn chỉ ở con cái)

Giải thích: Lông dài là trội so với lông ngắn, tính trạng lông ngắn chỉ xuất hiện ở con cái, chứng tỏ có hiện tượng gen tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới  gen trên X và Y alen.

4. Di truyền liên kết với giới tính

Di truyền liên kết với giới tính: là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:

- Sớm phát hiện được giới đực, cái từ nhỏ điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi (tạo ra nhiều tằm đực vì tằm đực cho nhiều tơ)

- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của các cặp NST giới tính. (bệnh XXX, XXY, XYY, XO).

Giáo viên : NGUYỄN QUANG ANH Nguồn : Hocmai.vn

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT SINH THẦY QUANH ANH (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)