1. Khái quát chung
Quy trình chuyển gen: Gồm 3 bước
Bước 1: Tạo ADN tái tổ hợp
Bước 2: Đưa ADN tài tổ hợp vào trong tế bào nhận.
Bước 3: Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Hình 1. Các bước trong kĩ thuật chuyển gen Một số khái niệm:
+ ADN tái tổ hợp là ADN được lắp từ các đoạn ADN từ các nguồn khác nhau. Thông thường gồm thể truyền và gen cần chuyển.
+ Vectơ chuyển gen: Thông thường là plasmit và thể thực khuẩn. Đó là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập và gắn vào hệ gen của tế bào. Để nhân đôi độc lập với tế bào thì vectơ chuyển gen phải có trình tự khởi đầu tái bản.
TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tạo giống mới bằng nhờ công nghệ gen thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Tạo giống mới bằng nhờ công nghệ gen, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.
Khoá học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Quang Anh) Tạo giống mới bằng nhờ công nghệ gen
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
+ Plasmit là ADN dạng vòng có trong tế bào của nhiều loài vi khuẩn, ở ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực, chiếm từ 0,05 – 10% kích thước hệ gen của vi khuẩn. Trên plasmit cũng chứa các Promoter giúp gen có thể phiên mã và biểu hiện. Plasmit có các dấu chuẩn đặc hiệu như gen kháng thuốc kháng sinh. Do đó người ta có thể dễ dàng nhận biết được plasmit. Ngoài ra plasmit còn có trình tự nhận biết của các enzim giới hạn.
Hình 2. Plasmit vi khuẩn E.coli
+ Enzim giới hạn (Enzim Restrictaza): Có khả năng nhận biết những trình tự đặc hiệu trên ADN và nó có thể cát ADN ở những vị trí đó.
2. Đặc điểm các bước trong kĩ thuật chuyển gen a. Tạo ADN tái tổ hợp a. Tạo ADN tái tổ hợp
Nguyên liệu: + Gen cần chuyển + Thể truyền
+ Enzim cắt (restrictaza) và enzim nối (ligaza) Cách tiến hành:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
+ Cắt và nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. • Việc cắt nhờ enzim cắt (restrictaza)
• Việc nối nhờ enzim nối (ligaza)
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận:
Phương pháp tải nạp: Để đưa plasmit vào tế bào nhận người ta dùng phương pháp biến nạp: Có 2 dạng: Điện biến nạp (dùng xung điện cao áp và hóa biến nạp (dùng muối CaCl2) làm dãn màng sinh chất của tế bào ADN tái tổ hợp dễ dàng chui vào.
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
Phương pháp tải nạp: thể truyền thường là thể thực khuẩn, chúng mang gen chuyển xâm nhập vào tế bào vật chủ (vi khuẩn).
Khi đã được chuyển vào tế bào chủ, ADN tái tổ hợp điều khiển tổng hợp loại prôtêin đặc thù đã được mã hóa trong nó.
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp: Để nhận biết tế bào vi khuẩn có mang gen ADN tái tổ
hợp thì phải chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu. Gen đánh dấu có thể là gen kháng kháng sinh hoặc khuyết loại axitamin nào đó.