Các giải pháp hoàn thiện việc sử dụng hệ thống Marketing Mix để quản lý kênh phân phối của Vietfoods:

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh việt thành tại thị trường miền bắc (Trang 87 - 93)

- Nhận xét và đánh giá về hệ thống kênh phân phối gián tiếp:

3.3.5- Các giải pháp hoàn thiện việc sử dụng hệ thống Marketing Mix để quản lý kênh phân phối của Vietfoods:

quản lý kênh phân phối của Vietfoods:

3.3.5.1- Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm để tăng cường quản lý kênh:

Thay đổi mẫu mã theo hướng gọn nhẹ, dễ vận chuyển hơn để làm giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình đưa sản phẩm tới các nhà phân phối trung gian và người tiêu dùng; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thức phong phú, đa dang hóa sản phẩm …để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều sản phẩm có chất lượng được các doanh nghiệp trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu tung ra thị trường, Vietfoods phải đem đến cho khách hàng những sản phẩm thực sự chất lượng, phù hợp với nhu cầu thì mới kéo khách hàng đến với sản phẩm và dần thu hẹp khoảng cỏh giữa hàng nội, hàng ngoại. Có như vậy, kênh phân phối sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Vietfoods cần xây dựng một chiến lược quảng bá giỳp cỏc thành viên trong kênh nhận thức được những điểm mạnh của Vietfoods so với các đối thủ cạnh tranh, công tác tiếp xúc với khách hàng vì thế cũng hiệu quả hơn, khách hàng sẽ mau chóng đi tới quyết định mua.

Vietfoods cần tham khảo ý kiến các thành viên kênh, những người trực tiếp cung cấp sản phẩm cho khách hàng về sản phẩm mới qua các cuộc họp, hội thảo… Thụng thường, Vietfoods tự đưa ra dòng sản phẩm mới và quyết định các chính sách đi kèm để đạt được một mức lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, thành công của một sản phẩm mới phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các thành viên kờnh. Cỏc thành viên kênh - Những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, có những cách nhìn nhận về sản phẩm, khách hàng mà Vietfoods không thấy được và sự cộng tác của Đại lý qua việc đóng góp ý kiến vào chiến lược sản phẩm sẽ gia tăng hiệu quả của toàn bộ kênh phân phối khi một sản phẩm mới ra đời.

3.3.5.2- Giải pháp hoàn thiện chiến lược giá để tăng cường quản lý kênh: Vietfoods cần phải tăng hoa hồng cho việc tiêu thụ sản phẩm, hiện nay Vietfoods đang áp dụng mức cơ bản là 3% kèm theo thưởng tháng hoàn thành chỉ tiêu 1%, thưởng quý hoàn thành chỉ tiêu 1%, cần phải tăng mức cơ bản lên 5%. Mức hoa hồng hợp lý sẽ cho phép Vietfoods mở rộng kênh phân phối, tăng số cấp của kênh và khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với sản phẩm của Vietfoods.

Vietfoods cần áp dụng các mức giá sản phẩm khác nhau tùy theo vùng, khu vực thị trường để tạo sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Sự lựa chọn của khách hàng ở khu vực nông thôn - Đối tượng có thu nhập thấp sẽ dễ dàng hơn khi mua sản phẩm. Hiện nay, Vietfoods đang áp dụng các mức giá:

- Hàng cao cấp: Nhãn hiệu ABC, giá từ 20.000 đồng/tỳi, hộp trở lên.

- Hàng trung bình: Nhãn hiệu POKE, Joy, Hugo có giá từ 15.000 đồng đến 17.000đ/tỳi, hộp.

Đề xuất, Vietfoods có thể sản xuất sản phẩm với mức giá từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng/tỳi, hộp để phù hợp với khu vực thị trường nông thôn (huyện, xó) cỏc tỉnh phía Bắc.

3.3.5.3- Giải pháp hoàn thiện chiến lược xúc tiến để tăng cường quản lý kênh:

Vietfoods có thể phối hợp với các Công ty quảng cáo xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển hình ảnh của Vietfoods tại các địa điểm bán hàng. Đồng thời, khi

nhận được hỗ trợ biển hiệu quảng cáo từ Vietfoods, các đại lý phải có những cam kết về quảng bá, duy trì biển hiệu.

Qua thống kê của Phòng bán hàng, trong thời gian có khuyến mại thì số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên đáng kể nhưng sau đó thì giảm đi, Vietfoods cần cân đối ngân sách xúc tiến và tập trung vào công tác xây dựng, củng cố mối quan hệ với các Tổng đại lý và đại lý. Đây là một biện pháp dài hạn, đem lại hiệu quả ổn định và sự gắn kết giữa các thành viên của kênh phân phối - Những đối tác có tính độc lập kinh doanh và phạm vi quyền hạn ngày càng gia tăng. Các chương trình hợp tác mà Vietfoods có thể đưa ra là: Hỗ trợ quảng cáo, tổ chức các cuộc thi nhân viên bán hàng giỏi, trưng bày cửa hàng, trợ cấp tài chính trên số hàng bán ra…

Tổ chức tốt các chương trình khuyến mại: Trước khi thực hiện các chương trình khuyến mại cần có những điều tra đầy đủ về khả năng tài chính, lượng hàng tồn tại các điểm bán hàng, tránh tình trạng tổ chức khuyến mại liên tiếp không áp dụng đối với hàng tồn trên thị trường, gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Tổng đại lý, đại lý và các điểm bán hàng.

Tóm lại, chương 3 đã đưa một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý kênh phân phối sản phẩm thạch rau câu của Vietfoods. Mặc dù những giải pháp này chưa có đủ điều kiện để phân tích chi tiết và hướng tổ chức thực hiện nhưng đều dựa trên những cơ sở phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối và tổng hợp các điều kiện, môi trường kinh doanh của Vietfoods trong thời gian tới. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của Vietfoods, tác giả đã cố gắng đưa tính thực tiễn vào từng phần mục nghiên cứu để nâng cao khả năng áp dụng của các gải pháp. Để tăng tính khả thi của các giải pháp đòi hỏi Vietfoods phải xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn phát triển cho phù hợp với những nguồn lực có hạn và các mục tiêu chung của Vietfoods.

KẾT LUẬN

Kênh phân phối bao gồm một tập hợp các thành viên tham gia từ nhà sản xuất đến các trung gian thương mại, các tổ chức hỗ trợ đến người tiêu dùng cuối cùng tham gia các quá trình cung cấp hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Mỗi thành viên đều có những chức năng, nhiệm vụ phân phối cụ thể và phụ thuộc lẫn nhau.

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các vần đề lý thuyết của kênh phân phối hàng tiêu dùng nói chung và kênh phân phối thực phẩm bánh kẹo nói riêng tại Việt Nam, cho thấy công tác tổ chức, thiết kế và quản lý kênh phân phối sản phẩm thạch rau câu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng này là rất cần thiết và cần được phân tích, nghiên cứu kỹ về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn để tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh thực tế trong môi trường cạnh tranh. Các vấn đề lý thuyết được đề cập là những vấn đề cơ bản làm căn cứ đánh giá, tìm hiểu tình hình thực tế của Vietfoods và đặc biệt là hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm từ ngày thành lập đến nay.

Hoàn thiện hoạt động tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của Vietfoods là cần thiết và cấp bách. Mục tiêu của công tác này là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Vietfoods trên thị trường. Trước mắt, Vietfoods cần tạo mọi điều kiện về nhân sự, trang thiết bị, đào tạo kỹ năng quản lý kênh phân phối để nỗ lực xây dựng một hệ thống kênh phân phối vận hành hiệu quả.

Hệ thống kênh phân phối của Vietfoods rất đa dạng với những mối liên hệ phức tạp trên một phạm vi rộng lớn. Luận văn đề cập những vấn đề cơ bản và cốt lỗi giữ vị trí chủ đạo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối. Các kiến nghị mà luận văn đưa ra chủ yếu dựa trên kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietfoods nói chung và đặc biệt là hoạt động của kênh phân phối để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp Vietfoods vận dụng vào thực tiễn quản lý. Các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ theo tiến trình có hệ thống. Trong đó, Vietfoods cần nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa và điều chỉnh để thích ứng nhanh với biến động của thị trường.

Quá trình tổ chức triển khai và thực hiện các giải pháp mà luận văn đề xuất cần tuân thủ theo đúng trình tự và kế hoạch thống nhất cũng như những điều kiện đặc thù của văn hóa, kinh tế - xã hội Việt Nam. Mặt khác, cần đảm bảo các điều kiện được đề cập trong từng giải pháp đặc biệt là đảm bảo sự cân đối giữa các gải pháp dự kiến với cá nguồn lực để thực hiện. Trong đó, vấn đề con người được xác

định là trung tâm của các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, Vietfoods cần đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức của đội ngũ lãnh đạo của Vietfoods.

Mỗi một đề tài đều có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhất là ở đề tài chưa được các công ty sản xuất trong nước chú trọng như việc tổ chức, thiết kế, quản lý hệ thống kênh phân phối. Và đây cũng là một trong những mảng công việc phức tạp và khó khăn nhất trong chiến lược Marketing hỗn hợp của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, tuy đã rất cố gắng để hoàn thiện đề tài nhưng luận văn không thể tránh được những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh việt thành tại thị trường miền bắc (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w