Dự báo về môi trường kinh doanh:

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh việt thành tại thị trường miền bắc (Trang 66 - 71)

- Nhận xét và đánh giá về hệ thống kênh phân phối gián tiếp:

3.1.1.1- Dự báo về môi trường kinh doanh:

Việt Nam đang đứng trước những chuyển biến to lớn trên mội mặt kinh tế - xã hội sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sáu tháng đầu năm 2008, bất chấp việc lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới…GDP vẫn tăng 6,6% - 6,7%, bảo đảm GDP năm nay sẽ tăng từ 7% - 8%.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, thu ngân sách nhà nước đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% kế hoạch, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 31,7% GDP, bảo đảm nhu cầu chi, nhất là bảo đảm cấp đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đầu tư toàn xã hội so với GDP tăng 42%. Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm, tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt cao, bước đầu thu hẹp nhập siêu, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ năm trước. Đến hết tháng 6/2008, đó cú 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2007 là điện tử, máy tính và gạo), trong đó có 2 mặt hàng đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD là dầu thô (5,6 tỷ USD), hàng dệt may (4 tỷ USD), giầy dép (2,3 tỷ USD), thủy sản (1,9 tỷ USD), gạo (1,5 tỷ USD)...Một số mặt hàng xuất khẩu mới có nhiều tiềm năng liên tục đạt mức tăng trưởng cao như sản phẩm nhựa, đá quý và kim loại, hạt điều...

Kim ngạch nhập siêu có xu hướng giảm, quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riờng thỏng 6/2008 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu.

Giỏ trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 382,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 86,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% (trung ương quản lý tăng 9,4%, địa phương quản lý giảm 1,3%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 136,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 158,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% (dầu mỏ và khí đốt giảm 7%, các sản phẩm khác tăng 19,9%).

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước tính thực hiện 47,7 nghìn tỷ đồng, bằng 48,6% kế hoạch năm, trong đó vốn trung ương quản lý 14,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,2%; vốn địa phương quản lý 33,4 nghìn tỷ đồng, bằng 51,3%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả về số vốn thực hiện và vốn đăng ký mới; thể hiện môi trường đầu tư tiếp tục hấp dẫn, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào tương lai trung và dài hạn của Việt Nam, xem Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư, kinh doanh. 6 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ước tính đạt 6 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2007. Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép 7 tháng đầu năm nay tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp gồm 381 dự án với 21,5 tỷ USD, chiếm 58,3% số dự án và chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký; khu vực dịch vụ 243 dự án với 22,8 tỷ USD, chiếm 37,1% số dự án và chiếm 51,4% tổng vốn đăng ký; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 30 dự án với 194 triệu USD, chiếm 4,6% số dự án và chiếm 0,4% tổng vốn đăng ký.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế ước tính đạt 527,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,4%, đạt 434,8 nghìn tỷ đồng và tăng 30,2%; khách sạn, nhà hàng đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,9%; dịch vụ đạt 26 nghìn tỷ đồng, tăng 30%; du lịch đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,6%.

Như vậy, những kết quả bước đầu của tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008, cho thấy cỏc nhúm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã bước đầu phát huy tác dụng, khẳng định hướng đi đúng và sẽ tạo đà phát triển tiếp cho những tháng còn lại

của năm 2008 và những năm tiếp theo. Đồng thời với kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 đã tạo ra những tín hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp trong cả nước, đó là sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

3.1.1.2- Dự báo về thị trường bánh kẹo và sản phẩm thạch rau câu:

Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%…

Thị trường bánh kẹo Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải có công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đối với sản phẩm thạch rau câu, thị trường có xu hướng phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua và những năm sắp tới. Qua bảng 3.1 dưới đây, ta thấy thị trường sản phẩm thạch rõu cõu là thị trường phát triển nhanh và đầy tiềm năng.

Bảng 3.1- Dự báo tăng trưởng thị trường sản phẩm thạch rau câu

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 (ước tính)

Doanh số (tỷ đồng) 150 230 300 500 750

(Nguồn: Vietfoods)

Nhận thấy đây là dòng sản phẩm có khả năng phát triển lớn mạnh trong tương lai, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm ở Việt Nam đang nhắm đến. Chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của thạch Hữu Nghị của Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Thạch Hải Hà của Công ty bánh kẹo Hải Hà, thạch Newlife của Công ty bia Huế, thạch Hugo - Sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Vietfoods và Hanoi Milk,

Thạch Long Hải của Công ty TNHH Long Hải tại thị trường Miền Bắc. Thị trường Miền Nam xuất hiện sản phẩm thạch Ten ten của Công ty sản xuất thực phẩm Bốn Mùa, thạch Nghĩa Mỹ của Công ty TNHH Nghĩa Mỹ, thạch Lai Phú của Công ty Lai Phú, thạch IKI của Công ty thực phẩm Tõn Tõn…. Ngoài các sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp cũng đã tiến hành nhập khẩu một số sản phẩm của Đài Loan, Thái Lan, Braxin ….đưa vào thị trường Việt Nam, điều này báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm trong nước, sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập khẩu trong thời gian tới.

Đầu năm 2008 tới nay, sản lượng tiêu thụ thạch rau câu đã tăng lên rõ rệt so với cùng kỳ năm 2007, nhiều cơ sở lớn đó nõng công suất cũng không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Sự biến động về giá ngoại tệ và xăng dầu đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thạch rau câu do nguyên liệu sản xuất thạch rau câu 80% là nhập ngoại. Chớ phớ phần lớn của sản xuất thạch rau câu liên quan đến bao bì nhựa mà hạt nhựa là chế phẩm từ dầu thô, Việt Nam phải nhập đến 100% nên bất ổn đầu vào đã khiến các doanh nghiệp khó định hình được kế hoạch tiêu thụ hàng hóa. Trong khi đó, sản phẩm thạch lại không thuộc hàng thực phẩm thiết yếu nên việc tăng giá bán là rất khó khăn. Một minh chứng rõ nét nhất từ năm 2002 đến nay, giá bán của tất cả các doanh nghiệp đều không tăng đến 1%, mặc dù nguyên liệu đầu vào đã tăng 10%. Nhưng đây là thị trường mới, phát triển nhanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thiết lập một hệ thống phân phối có hiệu quả thì mới tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

3.1.1.2- Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối tại Việt Nam:

Có thể đánh giá, hệ thống phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng sau:

- Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật, ASEAN Cộng) và các cải cách của chính phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt Nam như Big C, Metro Cash & Carry, Cora; nhiều khả năng sẽ cú thờm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Phỏp, cỏc tập đoàn phân phối của Nhật, Trung Quốc, ... tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải động não chủ động tham gia nếu không muốn bị loại “ra rỡa”

- Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Viet Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.

- Phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các nhà phân phối trong nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hóa hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những cải cách này. Trước mắt, các Tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dân dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà... Các hình thức này sẽ được du nhập, từng

bước hình thành và phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn...

Tóm lại, hệ thống phân phối ở nước ta đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa nhưng vẫn còn mang nặng đặc điểm của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trờn “sõn chơi” sẽ xuất hiện nhiều “gó khổng lồ” đến từ nước ngoài, các loại hình phân phối cũng sẽ phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối trong nước cộng với ý thức thay đổi trong phương thức kinh doanh tập hợp thành một khối, đủ sức làm đối trọng với các nhà phân phối nước ngoài. Nhà nước bên cạnh việc tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối bán lẻ, cần phải có những quyết sách ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập hợp các nguồn lực nhỏ lẻ thành hệ thống nhất quỏn, cú chiều sâu. Nhưng hơn hết, Nhà nước cần phải khẳng định vai trò điều tiết thị trường theo hướng lành mạnh hóa, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà phân phối không phân biệt thành phần kinh tế, đồng thời nắm các nhà phân phối lớn để có thể chủ động trước những biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh việt thành tại thị trường miền bắc (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w