2 Giá vốn Triệu đồng 5.412 7.457 9.433 12.466
3 LN trước thuế Triệu VNĐ - 348 561 1.260 2.040
4 LN sau thuế Triệu VNĐ -348 404 907 1.469
5 Lao động người 40 60 80 100
6 Thu nhập/người VNĐ 800.000 1.200.000 1.500.000 1.900.000
7 Cổ tức 1 cổ phiếu VNĐ - - - 3.627
Nguồn: Phòng bán hàng
Vietfoods đã xây dựng được một hệ thống phân phối sản phẩm trên tất cả các tỉnh, thành phía Bắc. Tại các tỉnh, thành Vietfoods đều có Tổng địa lý hoặc đại lý
làm nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu về sản phẩm của khách hàng. Sản phẩm của Vietfoods đã có mặt ở hầu hết cỏc quõn, huyện các tỉnh, thành phía Bắc. Qua bảng 2.1 có thể thấy quy mô kinh doanh của Vietfoods tăng trưởng đều đặn qua các năm từ 2005 trở đi.
Bảng 2.2- Kết quả tiêu thụ theo từng tháng của Vietfoods 4 năm gần đõy
Năm Tháng1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 2004 1050 670 720 750 760 870 950 1082 1200 8052 2005 2100 747 985 1143 650 834 878 970 993 1120 1181 1394 12995 2006 3188 700 806 900 940 1050 1100 1150 1261 1320 1500 1700 15615 2007 4400 2005 2285 2320 1721 1453 1467 1274 954 890 1210 1450 21429 Nguồn: Phòng bán hàng
So sánh doanh thu ở bảng 2.2, doanh thu của Vietfoods qua cỏc thỏng trong các năm đều có sự tăng trưởng, trong đó cỏc thỏng 1, tháng 9, 19,11 và 12 của các năm 2004 - 2006 có doanh số tiêu thụ cao. Điều này cũng phù hợp với đặc tính của sản phẩm thạch rau câu là mang tính thời vụ. Bắt đầu từ năm 2007, nếu xem xét theo từng tháng cụ thể thì doanh số tiêu thụ sản phẩm đó cú sự sụt giảm nghiêm trọng, nhiều tháng đã không đạt mức kế hoạch do tình hình biến động của thị trường, cùng sự mạnh lên của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh thu của Vietfoods tăng qua các năm chứng tỏ Vietfoods cũng đó cú một số chính sách hợp lý do việc cổ phần hoá tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất lao động năm 2007. Lợi nhuận thực hiện chung của Vietfoods trong mấy năm gần đõy vẫn tăng nhưng chủ yếu từ các sản phẩm sản xuất trong nước, lợi nhuận từ các sản phẩm do Vietfoods nhập khẩu có chiều hướng giảm do khó khăn trong việc nhập khẩu, giá sản phẩm nhập khẩu cao, chớ phớ nhiều. Điều này thể hiện qua doanh thu của sản phẩm qua các năm (Bảng 2.3).
Việc sụt giảm sản lượng tiêu thụ qua các tháng năm 2007 cho thấy, hệ thống phân phối của Vietfoods đang mất dần ưu thế trên thị trường và có nhiều bất cập. Và theo đánh giá của Vietfoods thị phần năm 2007 tại Hà Nội và Miền Bắc chỉ còn khoảng 10%. Để hiểu rõ những bất cập này và đề ra được biện pháp khắc phục, chúng ta cần dựa trên việc phân tích thực trạng cấu trúc, tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm thạch rau câu của Vietfoods.
Bảng 2.3- Doanh thu sản phẩm qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (VNĐ) 8,562,476 14,405,661 17,617,583 22,926,997 Thạch sản xuất 5,041,100 8,476,892 9,194,249 12,129,714 Thạch nhập khẩu 2,663,627 4,267,674 7,576,067 7,656,451 Bánh 857,750 1,661,094 847,266 3,067,703 Kẹo - - - 73,128 Nguồn: Phòng bán hàng
2.2- Thực trạng kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm ViệtNam (Vietfoods). Nam (Vietfoods).
2.2.1-Thực trạng về cấu trúc kênh phân phối.
2.2.1.1- Mô hình tổng thể về hệ thống kênh phân phối:
Với mô hình tổ chức kênh phân phối như trên, Vietfoos đã xây dựng và tổ chức hệ thống bán hàng, trong đó phụ trách bán hàng (Phòng kinh doanh & Marketing) là giám đốc bán hàng, dưới giám đốc bán hàng là Tổng phụ trách bán
VIETFOODS
Phòng bán hàng
Cửa hàng Đội bán hàng
TT tại Hà Nội Tổng đại lý Đại lý
Các điểm BH truyền thống, không truyền thống các tỉnh
Người tiêu dùng cuối cùng Siêu thị & HT
hàng theo vùng: Hệ thống Trade, Miền Bắc, Hà Nội và các vùng ven. Tổng phụ trách bán hàng có nhiệm vụ quản lý theo nhóm công việc hay một số tỉnh, một số nhà phân phối trong khu vực được giao; dưới các Tổng phụ trách là các Đại diện mại vụ, chịu trách nhiệm thực hiện công việc trong 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh được phân công; dưới các Đại diện mại vụ là các tổ trưởng bán hàng, phụ trách từ 2 đến 3 nhân viên bán hàng và cuối cùng là nhân viên bán hàng.
Như vậy, mô hình tổ chức kênh phân phối của Vietfoods mang đặc điểm của hệ thống Marketing theo chiều dọc. Trong đó, giám đốc bán hàng là người lãnh đạo điều khiển kênh với nhiệm vụ cơ bản là định hướng và đảm bảo giữ vững sự ổn định của toàn bộ kênh phân phối.
2.2.1.2 Nhận xét, đánh giá về cấu trúc kờnh phõn phối:
* Kênh phân phối trực tiếp: Bao gồm cửa hàng và đội bán hàng trực tiếp, các
siêu thị tại các thành phố lớn - Hà Nội, Hải Phòng:
- Thực trạng về hệ thống kênh phân phối trực tiếp:
Trong thời gian đầu, khi phạm vi thị trường còn nhỏ hẹp chủ yếu tập trung tại các thành phố với phần lớn đối tượng khách hàng là các trường mẫu giáo trên địa bàn Hà Nội. Kênh phân phối trực tiếp đóng vai trũ chớnh trong công tác phát triển sản phẩm. Kênh phân phối trực tiếp bao gồm 2 đơn vị là cửa hàng và đội bán hàng trực tiếp tại Hà Nội, với nhiệm vụ là cung cấp sản phẩm tại nơi khách hàng yêu cầu và chủ động tiếp thị, mở rộng các điểm bán hàng. Đến nay, Vietfoods đã thiết lập hệ thống cửa hàng tại 25 cửa hàng tại Hà Nội và vùng ven Hà Nội. Trong khi đó số lượng nhân viên đội bán hàng trực tiếp đang ngày càng tăng lên do nhu cầu phục vụ trực tiếp và phạm vi thị trường không ngừng mở rộng. Đặc biệt là nơi mà thị trường có phạm vi khách hàng dàn trải trên một phạm vi địa lý rộng lớn. Đội bán hàng trực tiếp chịu sự quản lý trực tiếp của cửa hàng.
Đối với các hệ thống đại siêu thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phũng… Vietfoods trực tiếp ký hợp đồng cung cấp sản phẩm mà không qua một nhà phân phối nào khác. Đến nay, Vietfoods đã ký hợp đồng với BigC, Metro và các siêu thị lớn tại Hà Nội và Hải Phòng từ năm 2005.