Những đặc điểm của chức năng xã hội của Nhà nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 31 - 39)

Thứ nhất, chức năng xã hội của Nhà nước gắn với sự nghiệp cách mạng của nước ta, với mục tiêu giải phóng con người. Vì vậy sự hình thành, phát triển của chức năng này luôn gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam: Độc lập, tự do của dân téc gắn với tự do, Êm no, hạnh phóc của nhân dân. Chức năng xã hội của Nhà nước được xác lập và thực hiện là nhằm ổn định và phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội và đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua việc giải quyết các vấn đề xã hội - các vấn đề liên quan đến con người và các quyền con người vì sự

phát triển toàn diện của con người và của xã hội, Nhà nước nhằm "đảm bảo cho sự hài hòa nhất định giữa lợi Ých cá nhân và lợi Ých cộng đồng, sự giàu có hạnh phóc cá nhân và sự tăng tiến của xã hội" [70, tr. 18-19]. Cụ thể là:

- Nhà nước thực hiện sự điều tiết của mình như thế nào để tạo được sự ổn định và phát triển cơ sở xã hội (kết cấu giai cấp, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng líp, các bộ phận dân cư...) theo hướng phù hợp với bản chất của Nhà nước. Sự ổn định và phát triển cơ sở xã hội đó là tác nhân tích cực kích thích, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Bảo vệ lợi Ých của cá nhân con người gắn liền với lợi Ých quốc gia, lợi Ých dân téc, cộng đồng, giai cấp, nhóm xã hội và cá nhân khác trong mối quan hệ tương quan, hợp lý giữa chúng. Nhà nước thực hiện vai trò điều hòa các lợi Ých trong xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội và đảm bảo công bằng xã hội.

- Xây dựng và bảo vệ các giá trị xã hội theo các chuẩn mực chung nhất mà xã hội thừa nhận, phù hợp với đặc điểm truyền thống dân téc và xu thế phát triển.

Thứ hai, chức năng xã hội của Nhà nước luôn là chức năng cơ bản, nhất quán của Nhà nước ta trong toàn bộ lịch sử phát triển của đất nước. Do điều kiện lịch sử, đất nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, Nhà nước cũng thể hiện vai trò và chức năng xã hội mình. Chức năng xã hội luôn là một trong những phương diện hoạt động chính của Nhà nước. Đó là một trong những biểu hiện rõ nét tính ưu việt của chế độ mới.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã giải quyết nhiều nhiệm vụ xã hội cấp bách: chống giặc đói, giặc dốt, xây dựng nếp sống mới, thực hiện tự do tín ngưỡng, bồi dưỡng

sức dân để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và các thế lực thù địch khác.

Trên phương diện pháp lý, Nhà nước rất chú trọng việc ban hành các văn bản pháp luật quy định các quyền tự do dân chủ của công dân Việt Nam.

Trước khi có Hiến pháp 1946, Hồ Chủ tịch đã ký một loạt Sắc lệnh quy định các quyền của công dân: Sắc lệnh ngày 8/9/1945 về quyền bầu cử, Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ tổng tuyển

số 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ tổng tuyển cử (trong đú cú quyền ứng cử), Sắc lệnh ngày 29/3/1946 về quyền tự do báo chí, Sắc lệnh ngày 22/4/1946 về quyền tự do hội họp, Sắc lệnh ngày 23/3/1946 về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở và thư tín, Sắc lệnh ngày 3/5/1946 về quyền bình đẳng giữa các dân téc. Hiến pháp 1946 (được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946) dành cả một chương ghi nhận và đảm bảo những quyền cơ bản của công dân trên cơ sở các quyền trong các Sắc lệnh trên và bổ sung những quyền khác, trong đó có quyền kinh tế (tiền thân của quyền lao động trong các Hiến pháp sau này), quyền tư hữu về tư liệu sản xuất.

Đảng và Nhà nước sớm ý thức tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, coi con người vừa là động lực vừa là mục đích của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chủ tịch đã nói: "Một dân téc dốt là một dân téc yếu" [55, tr. 8].

Bên cạnh nhiệm vụ kháng chiến, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước đã tập trung chống giặc dốt, mà bắt đầu là xóa nạn mù chữ cho đông đảo nhân dân. Ngay ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đã ký ba Sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 thành lập Nha bình dân học vụ để chỉ đạo việc xóa nạn mù chữ, Sắc lệnh số 19 cho phép lập các líp bình dân học vụ buổi tối cho nông dân và thợ thuyền, Sắc lệnh số 20 quy định việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền. Nhiều líp học chữ quốc ngữ cho công nhân và nông dân được thành lập. Nhiều trường sư phạm phổ thông, một số trường trung học và đại học cũng được mở lại hoặc

xây dựng mới. Hệ thống giáo dục mới của nước ta bước đầu được hình thành, theo những nguyên tắc cơ bản: "Đại chúng hóa, dân téc hóa, khoa học hóa và theo tôn chỉ phụng sự quốc gia và dân téc" (Sắc lệnh 146, ngày 10/8/1946).

Để chống giặc đói, Nhà nước đã thủ tiêu ngay những luật lệ hạn chế việc chuyên chở thóc gạo do Pháp, Nhật đặt ra trước đây và thay bằng một loạt các quy định mới: ngày 5/9/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 7 cho phép chuyên chở tự do thóc gạo giữa các vùng và tuyên bố nghiêm trị những kẻ đầu có tích trữ thóc gạo làm hại cho nền kinh tế, cho đời sống của nhân dân;

ngày 28/11/1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 67 thành lập Ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế... Chính phủ phái mét Ủy ban vào Nam Bộ điều tra và cấp tốc tổ chức việc chuyển gạo ra Bắc, vận động các hội buôn và tư nhân tham gia công việc này. Nhà nước tìm biện pháp khôi phục và phát triển sản xuất bằng việc bãi bỏ những thể lệ kìm hãm sản xuất công thương và lưu thông hàng hóa, quy định các điền chủ không được để đất hoang, cho nông dân mượn đất;

di dân đến các vùng đồn điền bỏ hoang, khuyến khích tiểu thương và thương mại phát triển...; cải cách chế độ thuế khóa, bãi bỏ các thứ thuế nô dịch, bất công, giảm gánh nặng cho dân chúng. Những biện pháp đó đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình xã hội trong khi bối cảnh chính trị rất phức tạp.

Trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mục tiêu chính là tập trung sức người sức của cho kháng chiến nhưng Nhà nước vẫn tranh thủ từng nơi, từng lúc để giải quyết tốt các chính sách văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội. Nhà nước mở thêm nhiều trường phổ thông, bổ túc, đại học và trung học chuyên nghiệp để nâng cao trình độ văn hóa cho mọi tầng líp nhân dân, cán bộ; chú trọng quyền bình đẳng giữa các dân téc, thể hiện trong việc ban hành chính sách dân téc; thực hiện cải cách ruộng đất để "người cày có ruộng", thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp, đế quốc xâm lược khác và của địa chủ ở Việt Nam.

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, mặc dù đất nước tạm thời chia thành hai miền Nam, Bắc với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền. Miền Bắc sau ngày giải phóng tuy phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng, hầu hết các xí nghiệp bị giặc tàn phá trước khi rút chạy, các hệ thống nông nghiệp bị hủy hoại, cơ sở y tế, giáo dục hầu như không có gì nhưng Nhà nước đã dốc sức tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại sau chiến tranh. Vì vậy, đến cuối 1955, nạn đói kinh niên ở miền Bắc, mà trước đây thực dân Pháp cho là vĩnh viễn không tránh khỏi, cơ bản đã được giải quyết. Cùng với công cuộc khôi phục kinh tế, Nhà nước bảo đảm các quyền lợi và dần dần cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân. Đến năm 1958, hệ thống giáo dục mới và mạng lưới y tế được hình thành [61, tr. 131]. Hết kế hoạch 3 năm (1958-1960), nạn thất nghiệp và các tệ nạn do xã hội cũ để lại cơ bản đã được giải quyết. Đến năm 1965, hầu hết nhân dân đã biết đọc, biết viết. So với ngày hòa bình mới lập lại, số học sinh phổ thông tăng gấp 3,5 lần, học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp 25 lần. Các lĩnh vực y tế,văn học, nghệ thuật cũng phát triển mạnh mẽ. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người từ 1960 đến 1964 tăng bình quân hàng năm 3,4%, riêng của nông dân tăng 24% [61, tr. 139].

Tiếp sau đó, miền Bắc trong hoàn cảnh vừa phải đương đầu với hàng triệu tấn bom đạn của giặc Mỹ, vừa không ngừng cung cấp sức người sức của cho miền Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, nhưng kinh tế vẫn phát triển mạnh mẽ, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế còn phát triển hơn cả thời kỳ hòa bình trước đó, đời sống nhân dân vẫn căn bản được ổn định. Đảng và Nhà nước đã thực hiện theo lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" [22, tr. 39]. Ở miền Nam, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập dân téc thống nhất đất nước, Mặt trận dân

téc giải phóng miền Nam đã đề ra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ: xây dựng nền văn hóa giáo dục dân téc và tiến bộ; xóa nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử; thực hiện nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân téc; thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ...

Trong giai đoạn này, xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo toàn dân từng bước giành độc lập dân téc, thống nhất đất nước, giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản có liên quan đến cuộc sống của nhân dân như thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện xây dựng nông thôn, gia đình văn hóa, chính sách dân téc và các chính sách xã hội khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, do từ một nền kinh tế nhỏ, lạc hậu, lại trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài, do những khuyết điểm chủ quan, tạo ra những đặc điểm của tình hình kinh tế xã hội nên vị trí của chức năng xã hội của Nhà nước trong giai đoạn này còn khiêm tốn so với chức năng chuyên chính giai cấp và chức năng kinh tế, đôi khi chức năng xã hội được thực hiện nhờ việc thực hiện các chức năng khác mà chủ yếu là chức năng kinh tế.

y tế, thực hiện xây dựng nông thôn, gia đình văn hóa, chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, do từ một nền kinh tế nhỏ, lạc hậu, lại trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài, do những khuyết điểm chủ quan, tạo ra những đặc điểm của tình hình kinh tế xã hội nên vị trí của chức năng xã hội của Nhà nớc trong giai đoạn này còn khiêm tốn so với chức năng chuyên chính giai cấp và chức năng kinh tế, đôi khi chức năng xã hội đợc thực hiện nhờ việc thực hiện các chức năng khác mà chủ yếu là chức năng kinh tế.

Từ 1976 đến 1986: Mặc dù nền kinh tế rất khó khăn do chịu hậu quả nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp và những yếu kém của cơ chế tập

trung quan liêu bao cấp nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến các vấn đề xã hội.

Trong lĩnh vực lao động, Nhà nước quy định và bảo đảm công ăn việc làm, cải thiện điều kiện lao động và chế độ tiền lương cho người lao động; quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước, mở rộng dần những điều kiện hưởng thụ vật chất để đảm bảo quyền này; bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, mở rộng các tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, ốm đau, mất sức lao động... cho người lao động.Trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước tiếp tục thực hiện chế độ bao cấp và thống nhất quản lý sự nghiệp giáo dục, phát triển các hình thức giáo dục để đảm bảo cho công dân được hưởng quyền học tập. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ, được đánh giá cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiệm vụ trung tâm của Nhà nước đất nước lúc này là ổn định trật tự xã hội, củng cố chính quyền, chống lại sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước để bảo vệ thành quả cách mạng nên có phần nào Nhà nước quá nhấn mạnh đến chuyên chính giai cấp mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện chức năng xã hội.

Thời kỳ đổi mới, chức năng xã hội của Nhà nước được quan tâm hơn, thực hiện có hiệu quả hơn cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích, đánh giá nội dung, phương thức thực hiện, những thành tựu cũng như hạn chế của chức năng này trong chương 2 của luận án.

Thứ ba, sự phát triển của chức năng xã hội của Nhà nước ta gắn liền với sự phát triển và biến đổi của hai mô hình kinh tế. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ xét trên một số nét cơ bản sau:

Về đối tượng tác động: Các chính sách xã hội của Nhà nước ta đã thể hiện sự thay đổi lớn về đối tượng tác động của chức năng này. Trước đây, đối tượng được hưởng các chế độ bảo đảm xã hội và dịch vụ công chủ yếu là những người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp, trong các cơ quan và đơn

vị kinh tế nhà nước. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, ngoài việc vẫn thực hiện các chế độ đối với những đối tượng đó, Nhà nước đã thật sự quan tâm đến các tầng líp nhân dân khác, nhất là đối với nông dân, nông thôn đặc biệt là ở những vùng khó khăn. Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để không ngừng rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông dân và những người lao động khác, thực sự củng cố khối liên minh công nông, bảo đảm sự ổn định xã hội trong khu vực xã hội rộng lớn nhất, từ đó góp phần quan trọng ổn định kinh tế, chính trị và xã hội trong cả nước.

Về nguyên tắc thực hiện: Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước thực hiện chức năng xã hội theo nguyên tắc phân phối công bằng, trực tiếp, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể thậm chí Nhà nước xác định cụ thể tới những nhu cầu tối thiểu của từng cá nhân (về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe...) với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, tất cả đều dùa vào Nhà nước. Hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng xã hội theo nguyên tắc: Nhà nước tạo mọi điều kiện, cơ hội để mọi thành viên trong xã hội cùng phát triển theo khả năng của mình, bảo đảm cho mọi người được sống trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh;

bảo đảm cho mọi người đều được quan tâm chăm sóc, hưởng các phóc lợi về giáo dục, y tế, văn hóa...; hạn chế những tiêu cực của kinh tế thị trường đối với con người, hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo quá mức do sự phân cực của xã hội tạo ra. Ý nghĩa, tác dụng quan trọng của chức năng xã hội của Nhà nước là bảo đảm những phóc lợi xã hội, tạo ra những khả năng như nhau cho mọi công dân để họ được hưởng thụ một cách bình đẳng những phóc lợi xã hội đó.

Chức năng xã hội của Nhà nước được thực hiện bằng những phương thức nhất định tương ứng với các cơ chế kinh tế: Trong cơ chế tập trung, Nhà nước điều tiết mọi quan hệ bằng các chỉ tiêu kế hoạch, bằng mệnh lệnh hành chính. Cơ chế đó phát huy tác dụng trong thời chiến bởi nhờ đó Nhà nước có thể huy động nhanh chóng các nguồn tài lực, vật lực để giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w