Nhu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 62 - 67)

Sự tồn tại của các quốc gia không thể tách rời với sự tồn tại và những mối liên hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Do đó, nhu cầu hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa

- mét tất yếu của thế giới hiện đại, cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhà nước nói chung và chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng.

Hoàn cảnh quốc tế có thể tạo ra sự thuận lợi hoặc gây khó khăn, cản trở cho việc thực hiện các chức năng nhà nước; có thể làm thay đối vị trí chức năng nào đó trong hệ thống các chức năng nhà nước. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới và hợp tác quốc tế tạo các điều kiện về cơ sở vật chất,về kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tạo sự ổn định về nhiều mặt để mỗi Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình mà nổi bật là các chức năng kinh tế - xã hội; đồng thời, những biến động của hoàn cảnh quốc tế như chiến tranh, sự biến động chính trị, sự phát triển kinh tế... của một hoặc một số quốc gia cụ thể có thể tác động đến sự phát triển bình thường của các nước khác. Thực tiễn đó đòi hỏi Nhà nước phải có sự thích ứng để có thể khai thác những thuận lợi cũng như chống chọi được với các tác động tiêu cực do hoàn cảnh quốc tế đưa lại. Trong lĩnh vực xã hội, sự hợp tác của các quốc gia cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính phủ... đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trên phương diện pháp lý, nhiều văn bản pháp lý quốc tế được hình thành: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa (1966), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979), Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989), Tuyên ngôn về các quyền của người tàn tật, chậm phát triển trí lực (1974)...

Ngày nay, toàn cầu hóa được xác định là một đặc điểm của thời đại.

Bên cạnh những mặt tích cực như thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, truyền bá và chuyển giao trên quy mô lớn những thành tựu khoa học kỹ thuật, tạo khả năng phát triển nhanh... thì quá trình toàn cầu hóa cũng có những mặt tiêu cực nhất định, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mang tính quốc tế, như: vấn đề di cư tự do giữa các nước; tăng dân số ở các nước đang phát triển ở mức báo động; sự lây lan một số bệnh dịch; vấn đề môi trường sinh thái bị phá hủy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của toàn thể

loài người; các tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm mang tính quốc tế phát triển mạnh... Toàn cầu hóa là một trong những nhân tố làm phức tạp thêm các vấn đề xã hội, như: làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho các mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn trên mọi phương diện; tạo nguy cơ đánh mất bản sắc dân téc, quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực... Hoàn cảnh đó đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết các vấn đề xã hội đó như thế nào cho phù hợp, vừa bảo đảm sự ổn định trong nội bộ đất nước, vừa góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển chung đòi hỏi sự hợp tác hòa bình giữa các quốc gia để giải quyết. Bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi, toàn cầu hóa đặt Nhà nước trước một nhiệm vụ to lớn là phải giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội - những vấn đề không chỉ chịu sự tác động của điều kiện hoàn cảnh trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Nhà nước cũng cần phải tính đến một thực tế là do toàn cầu hóa mà Nhà nước có thể bị thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động nên phải có sự điều chỉnh về tổ chức bộ máy nhà nước để có thể thích ứng với xu hướng hội nhập. Trong lĩnh vực hoạt động mang tính xã hội, xu hướng chung của thời đại ngày nay là: Nhà nước nào càng phát huy vai trò của mình với tư cách là đại diện cho quyền lợi của toàn xã hội thì Nhà nước đó càng làm tốt hơn vai trò làm dịu bớt sự xung đột lợi Ých giai cấp, ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển. Vì thế, chức năng xã hội của Nhà nước ta được thực hiện ngoài mục tiêu chủ yếu là tác động vào đời sống xã hội trong nước còn góp phần tạo sự ổn định chung, vì sự tiến bộ của cả loài người.

Việt Nam trong xu thế hội nhập, trên nguyên tắc cơ bản là hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi Ých của nhau đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để giải

quyết các vấn đề xã hội trong nước cũng như tham gia giải quyết những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.

Vì vậy, nhu cầu hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội của Nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải có sự thay đổi thái độ, cách nhìn của mình đối với các vấn đề xã hội cũng như đòi hỏi một sự tương thích trong cơ chế giải quyết các vấn đề đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước được xác định từ bản chất nhà nước, do cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp quyết định, nhằm tác động định hướng lên các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước.

2. Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất chính trị - xã hội của Nhà nước trong việc thực hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn phát triển nhất định. Đây là chức năng được hình thành xuất phát từ nhu cầu chung của toàn bộ xã hội, tồn tại khách quan trong tất cả các kiểu Nhà nước nhưng nội dung, phương thức thực hiện khác nhau tùy thuộc bản chất nhà nước và điều kiện lịch sử cụ thể của từng Nhà nước.

3. Chức năng xã hội của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay được xem xét trên hai cấp độ:

- Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước tác động đến các lĩnh vực xã hội có liên quan đến tất cả cộng đồng xã hội, để giải quyết những vấn đề xã hội mang tính tổng thể, vì lợi Ých chung của toàn xã hội.

- Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước liên quan đến một bộ phận dân cư, nhằm bảo trợ các đối tượng này.

Chức năng xã hội của Nhà nước ta có vai trò to lớn trong việc khẳng định bản chất nhà nước, uy tín của Nhà nước, tính nhân đạo, tính ưu việt và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; trong việc bảo đảm sự phát triển chung của mọi thành viên xã hội và toàn bộ cộng đồng cũng như đối với một bộ phận dân cư; vừa là tiền đề vừa là mục tiêu của các chức năng khác của Nhà nước.

4. Những yếu tố cơ bản chi phối đến nội dung và phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta hiện nay bao gồm: yếu tố chính trị;

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm lý dân téc; nhu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Chương 2

Những Nội dung và phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

thực hiện chức năng xã hội của Nhà nớc ta trong giai đoạn hiện nay

2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA TỪ CƠ CHẾ KINH TẾ TẬP TRUNG, BAO CẤP SANG CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w