Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chi phối nội dung, phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 54 - 60)

Cơ sở kinh tế phát triển là vấn đề chiến lược, là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt chức năng nhà nước đặc biệt là chức năng xã hội. Trong những năm qua, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại thuận lợi cơ bản là tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về cơ sở kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế, sự đa dạng về lợi Ých và nhu cầu để kích thích quá trình phát triển của đất nước.

Nhà nước thực hiện chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội phải xuất phát từ cơ sở kinh tế hiện có nghĩa là phải có những điều kiện vật chất, kỹ thuật nhất định và bằng nhiều biện pháp trong đó không thể thiếu các biện pháp kinh tế. Những thấp kém, lạc hậu của cơ sở kinh tế sẽ hạn chế khả năng thực hiện chức năng nhà nước, làm cho những nội dung của chức năng không mang tính khả thi, mà tình trạng này có thể được diễn đạt là "lực bất tòng tâm".

Thực tế những năm trước đổi mới cho thấy: Mặc dù Hiến pháp 1980 quy định một số quyền cơ bản của công dân thể hiện rõ tính ưu việt của chế

độ như quyền học tập, khám chữa bệnh không phải trả tiền... nhưng do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật không cho phép nên các quyền đó của công dân không được thực hiện một cách đầy đủ và những quy định đã đó trở thành không phù hợp. Loại trừ tính chủ quan, duy ý chí của các nhà lập pháp thì việc quy định như vậy cũng là một điều đương nhiên bởi pháp luật không thể cao hơn cơ sở kinh tế là nền tảng của nó; xuất phát từ quan hệ sở hữu cơ bản của nước ta lúc bấy giê là chế độ công hữu với hai hình thức là sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể nên việc giải quyết các vấn đề xã hội đương nhiên là trách nhiệm của Nhà nước. Khủng hoảng kinh tế trong khu vực châu Á vừa qua cũng là một minh chứng. Qua khảo cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tiến hành ở năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất (Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Inđônêsia và Philippin) cho thấy: ở đa số các nước đó, do những thiệt hại nặng nề mà khủng hoảng kinh tế gây ra, Nhà nước buộc phải cắt giảm ngân sách dành cho giáo dục và y tế. Khủng hoảng xã hội là hệ quả của khủng hoảng kinh tế nhưng diễn ra trầm trọng hơn: Tội phạm gia tăng, hệ thống giáo dục và y tế xuống cấp... [6]. Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong những năm qua.

Đồng thời, kinh tế thị trường với những khuyết tật vốn có của nó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội, trở thành lực cản đối với tiến trình phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều khi bản thân tăng trưởng kinh tế không thể tự nó giải quyết được các vấn đề xã hội, không phải cứ tăng trưởng kinh tế là bảo đảm được công bằng xã hội, thậm chí do lợi nhuận chi phối nên nhiều khi đã xảy ra hiện tượng "tách cái kinh tế ra khỏi cái xã hội và đưa nó vào vị trí đối lập" [78, tr. 9]. Do sự thâm nhập tiêu cực của kinh tế thị trường vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh từ quá trình kinh tế hoặc trở nên trầm trọng hơn như: phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, nạn ô nhiễm môi trường, vấn đề

tội phạm và vi phạm pháp luật, vấn đề lao động, thất nghiệp... đặc biệt là mâu thuẫn giữa lợi Ých kinh tế của một nhóm xã hội nhất định với lợi Ých xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đòi hỏi phải có sự điều tiết từ phía Nhà nước. Như vậy, sự thay đổi cơ chế kinh tế mang lại những thuận lợi cơ bản nhưng cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước.

Những thay đổi trong cơ sở kinh tế cũng chính là nguyên nhân của những thay đổi về cơ sở xã hội của Nhà nước ta trong thời gian qua. Những năm trước đổi mới, kết cấu giai cấp ở nước ta đơn giản, chỉ còn giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng líp trí thức. Do sự điều tiết của nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa nên mọi nhu cầu của các thành viên trong xã hội dường như được giải quyết đơn giản, vấn đề lợi Ých và xung đột lợi Ých không đặt ra gay gắt. Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi về chất và lượng của cơ cấu xã hội, sự vận động phát triển và thay đổi vị trí, vai trò của cá nhân, giai cấp, tầng líp xã hội, nhóm xã hội, cộng đồng, dân téc, tôn giáo... kéo theo sù thay đổi về nhu cầu, lợi Ých của mỗi giai tầng, mỗi nhóm xã hội và mối tương quan lợi Ých giữa họ, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh. Kinh tế thị trường kéo theo sự phân hóa xã hội sâu sắc, phân hóa khoảng cách giàu, nghèo đến 45 lần [7]. Nhu cầu xã hội về lao động, nghề nghiệp thay đổi dẫn đến cơ cấu xã hội về lao động, nghề nghiệp trở nên đa dạng, giải quyết vấn đề lợi Ých trở thành một yêu cầu bức thiết của xã hội. Tuy vậy, chúng ta có thuận lợi cơ bản là các tầng líp xã hội, các giai cấp... tuy có lợi Ých khác nhau nhưng cùng chung sống hòa bình, cùng phát triển theo một mục đích chung chứ không tồn tại mâu thuẫn đối kháng. Như vậy, sự biến đổi về chất và lượng của kết cấu giai cấp, sự thay đổi vị trí, vai trò, tương quan lực lượng của các giai tầng, nhóm xã hội, cộng đồng dân téc, tôn giáo... trong xã hội cùng với những nhân tố khác đã làm thay đổi nội dung, phương thức thực hiện chức năng xã hội.

Chức năng xã hội của Nhà nước và kết cấu giai cấp của xã hội có sự thống nhất biện chứng. Trên cơ sở kết cấu xã hội và vấn đề lợi Ých của các giai tầng trong điều kiện hiện nay, Nhà nước xác định nội dung, phương thức thực hiện chức năng xã hội và luôn có sự điều chỉnh, hoàn thiện nó. Chức năng xã hội góp phần củng cố và bảo vệ lợi Ých của giai cấp, lực lượng cầm quyền cùng lợi Ých của các giai tầng khác trong sự tương quan nhất định.

Chức năng xã hội của Nhà nước chỉ hiệu quả nếu được xác định xuất phát từ cơ sở xã hội, đồng thời tác động trở lại góp phần làm biến đổi cơ sở xã hội theo chiều hướng tích cực.

Như vậy, Nhà nước tác động vào lĩnh vực xã hội với phương thức, liều lượng như thế nào là xuất phát từ nhu cầu cần được điều chỉnh của chính xã hội, xuất phát từ cơ sở thực tế của kết cấu giai cấp, từ những mối quan hệ về lợi Ých giữa các thành viên trong xã hội. Ngược lại, chức năng xã hội được thực hiện bằng những phương pháp và hình thức phù hợp sẽ có tác động góp phần làm biến đổi kết cấu giai cấp, trên cơ sở giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi Ých mà góp phần tạo động lực phát triển xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước ta tạo điều kiện về mặt pháp lý và thực tế để mọi thành phần kinh tế bình đẳng, mọi người có thể phát huy tối đa mọi tiềm lực của mình để làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Nhà nước chủ động tạo cơ may cho tất cả mọi người bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ, nâng cao chất lượng cuộc sống; điều tiết việc phân phối sản phẩm xã hội để khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội...

Nhà nước là người khởi xướng và điều tiết các quá trình xã hội, tổ chức cho các lực lượng xã hội cùng với Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thay đổi về cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội tạo ra những điều kiện thuận lợi đồng thời cũng

tạo ra những khó khăn, làm phong phú hơn, phức tạp hơn các vấn đề xã hội, đặt ra các vấn đề xã hội cấp bách mà Nhà nước phải giải quyết, đó là mối quan hệ giữa lợi Ých kinh tế và lợi Ých xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường... Kế thừa và phát triển quan điểm từ Đại hội VIII, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm phát triển là: "Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" [30, tr. 165]. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế phải "giải quyết tốt các vấn đề xã hội". Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm của Nhà nước ta là: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội phải gắn liền với phát triển kinh tế, "tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm tiến bộ xã hội, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" [29, tr. 85] trong từng bước phát triển. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội phải tính đến sự tác động tích cực của nó vào quá trình phát triển kinh tế, coi chức năng xã hội là phương tiện hỗ trợ cho chức năng kinh tế, ngược lại, khi thực hiện chức năng kinh tế phải tính đến hiệu quả về mặt xã hội. Các chính sách xã hội phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách kinh tế và chính sách phát triển toàn diện. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, trên cơ sở nhận thức và tôn trọng các quy luật vận động khách quan của xã hội, nắm bắt những đặc điểm cơ bản của xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp, trong quá trình thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước xác định liều lượng, mức độ của sự can thiệp của mình đối với lĩnh vực xã hội, không

làm méo mó, lệch lạc quá trình phát triển theo quy luật đồng thời cũng không buông lỏng chức năng quản lý đối với xã hội và tiến trình phát triển của nã.

Từ thực tiễn của một số Nhà nước tư bản hiện đại cho thấy: Một số nước phát triển phương Tây trong những năm 30 của thế kỷ XX do không nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của việc điều tiết của Nhà nước đã để mặc cho cơ chế thị trường, cho kinh tế tự điều chỉnh các quan hệ xã hội dẫn đến một hệ quả là các vấn đề xã hội càng trở nên gay gắt, sự phân cực xã hội diễn ra nhanh chóng, thất nghiệp tăng cao..., tạo nên sự mất cân bằng nghiêm trọng trong quá trình phát triển của xã hội, khủng hoảng kinh tế và tình trạng đó lại trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiếp theo của xã hội. Sự thất bại của thị trường và mối quan tâm về sự công bằng là lý do căn bản cho sù can thiệp của Chính phủ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số Nhà nước tư bản (Thụy Điển, Nhật Bản...) đã áp dụng mô hình Nhà nước phóc lợi, thực hiện nhiều chính sách bảo đảm xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, cho đến nay, mô hình Nhà nước phóc lợi đó có nguy cơ sụp đổ do không nhận thức được rằng bản thân chính sách xã hội mà các Nhà nước đó thực hiện cũng có tác động tiêu cực đối với kinh tế - đó là tạo nên sự ỷ lại, lệ thuộc, trông chờ vào Nhà nước của những người lao động. Kinh tế Thụy Điển hiện nay đang trong tình trạng trì trệ; còn Nhật Bản hiện nay chỉ áp dụng chế độ "bảo đảm làm việc suốt đời" cho khoảng 20% số người lao động, 80% còn lại đều phải đối phó với nguy cơ bị thải hồi [78, tr. 2-3]. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX, để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho những người nghèo khổ nhất trong xã hội, nhiều Nhà nước của các nước thuộc thế giới thứ ba can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực xã hội:

cho phép tăng tiền công và giá cả nông sản, tức là tăng thu nhập về mặt danh nghĩa nhưng không có những cải cách đồng bộ, cơ bản nhằm cải thiện năng suất lao động, thiết lập một sự công bằng thật sự nên hậu quả là Ngân sách Nhà nước phình ra, tăng thêm khối lượng tiền tệ lưu thông dẫn đến lạm phát

không thể kiềm chế được... Vì thế, các vấn đề xã hội vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn và sự điều tiết chúng càng khó khăn hơn. Từ đó, chúng ta nhận thấy rằng: sự can thiệp của Nhà nước nếu không tôn trọng quy luật khách quan cũng có thể thất bại như sự tự điều tiết của thị trường.

Như vậy, đã có hai xu hướng trong xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia theo khuynh hướng kinh tế thị trường: hoặc quá tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập quốc nội mà chưa chú trọng đúng mức việc phát triển xã hội để xảy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội gay gắt nảy sinh (tỷ lệ phát triển dân số quá cao hoặc mất cân đối, sự phân hóa xã hội sâu sắc dẫn đến sự nghèo khổ tuyệt đối của một bộ phận dân cư, nạn thất học đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, các hiểm họa bệnh tật, vấn đề suy giảm độ bền vững của gia đình và các giá trị xã hội, vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm, vấn đề môi trường, sự bất bình đẳng xã hội mà trước hết là trong phân phối và thu nhập...) gây tác động trở lại tới việc phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia đó (điển hình là Hoa Kỳ) hoặc theo xu hướng ngược lại, quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội bất chấp những khó khăn về kinh tế nên đến một lúc nào đó, kinh tế càng khủng hoảng nghiêm trọng, các vấn đề xã hội và tình hình chính trị trở nên không thể kiểm soát được.

Từ kinh nghiệm đó, Nhà nước ta chọn một hướng đi riêng cho mình:

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong từng bước phát triển.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w