Sù thay đổi chức năng xã hội của Nhà nước ta trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 68 - 72)

Sù thay đổi của những điều kiện, hoàn cảnh trong nước mà nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi đó xuất phát từ những thay đổi trong cơ chế kinh tế là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất dẫn đến sự thay đổi chức năng xã hội của Nhà nước. Mô hình kinh tế mới hình thành, tạo nên một hệ thống xã hội tương ứng với sự phong phú, đa dạng về lợi Ých nhưng đồng thời cũng hàm chứa những mâu thuẫn nhất định phản ánh đặc thù của xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp. Trước thực tế đó, Nhà nước ta không những không từ bỏ mà còn quan tâm hơn đến việc thực hiện chức năng xã hội của mình. Chức năng xã hội của Nhà nước đã thực sự biến đổi cả về nội dung và phương thức thực hiện. Sự thay đổi này là tất yếu khách quan, không xuất phát từ nhu cầu tự thân của Nhà nước mà để đáp ứng đòi hỏi của chính sự vận động và phát triển của xã hội.

Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước đóng vai trò là người cung ứng tất cả các dịch vụ cơ bản trong xã hội theo kế hoạch, chỉ tiêu và khả năng kinh tế hiện có của Nhà nước. Từ sự thay đổi cơ chế kinh tế, hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh ngay trong quá trình kinh tế như việc làm, thu nhập, văn hóa, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội... đòi hỏi phải được kiểm soát từ phía Nhà nước.

Dân chủ trong kinh tế đòi hỏi dân chủ trong lĩnh vực xã hội phải được phát huy, nhân dân ngày càng tham gia tích cực vào giải quyết các công việc Nhà nước, công việc xã hội. Vị trí và vai trò của Nhà nước trong điều tiết các lĩnh vực của đời sống xã hội có những thay đổi đáng kể. Nhà nước đã và đang chuyển dần từ vai trò của một "người bảo trợ" chung cho toàn xã hội, duy trì những chức năng to phình thành vai trò của "người cầm lái", người khởi xướng và tổ chức các quá trình xã hội, là chủ thể hoạch định và thực thi các chính sách xã hội. Nhà nước đã ngày càng quan tâm và kịp thời có những chính sách giải quyết thỏa đáng những nhu cầu lành mạnh, chính đáng của các tầng líp nhân dân. Một mặt, Nhà nước vẫn duy trì vai trò phục vụ các nhu cầu chung, lợi Ých chung của cả cộng đồng. Theo trình độ phát triển kinh tế,

Nhà nước tăng dần nguồn đầu tư cho giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các vấn đề xã hội khác. Quan trọng hơn, Nhà nước tạo ra các cơ hội và điều kiện cho các thành viên trong xã hội, khuyến khích họ chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề của bản thân họ và tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Mặt khác, đối với một bộ phận dân cư được gọi là "những người yếu thế" trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người bảo trợ, đảm bảo cho họ những điều kiện sống tối thiểu để từ đó họ có thể vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Thông qua hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện để tạo ra cơ sở pháp lý, thông qua các hoạt động phục vụ công cộng để giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết của mình trong điều kiện mới.

Sự điều chỉnh quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền là một bước cực kỳ quan trọng để Nhà nước có được những phản ứng nhanh, nhạy phù hợp với sù vận động của xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành, các cấp.

Nhà nước thực hiện việc trao quyền cho công dân để thu nhỏ phạm vi cung cấp các dịch vụ công cộng của mình, để cho chính nhân dân tự thực hiện trên cơ sở định hướng của Nhà nước, để quần chúng nhân dân có thể giám sát được sù vận hành và thể chế của bộ máy nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng.

Khác với thời kỳ kinh tế tập trung, hiện nay Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là phân phối các phóc lợi xã hội và các khoản trợ cấp xã hội tương ứng với sự cống hiến, đóng góp của mỗi người vào quá trình phát triển chung của đất nước.

Nhà nước đã từng bước phân biệt mức độ điều tiết của mình: một mặt Nhà nước phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với những vấn đề xã hội nhất định thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan chức năng và bộ máy công chức, mặt khác, Nhà nước chủ trương tiến hành xã hội hóa để có thể huy

động được nguồn lực trong nhân dân và sự hỗ trợ của các chủ thể khác đối với những vấn đề xã hội khác nhưng vẫn đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết của mình. Hiện nay, Nhà nước chỉ bảo đảm một phần những hoạt động phục vụ xã hội còn toàn bộ hệ thống bảo đảm xã hội (gồm bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội) vẫn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước đã và đang tiến hành những cải cách toàn diện nhằm giải phóng nền kinh tế khỏi gánh nặng quá sức, nâng cao hiệu quả của những chi tiêu xã hội để chức năng xã hội của Nhà nước được bảo đảm. Thực tế, cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, chúng ta phải thừa nhận vai trò to lớn, hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, doanh nghiệp... trong một số chương trình hoạt động như xóa đói giảm nghèo, dân số, lao động và việc làm... Sự điều tiết của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội hiện nay luôn diễn ra theo hai xu hướng: "Nhà nước hóa" và "xã hội hóa". Một mặt đòi hỏi Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng đối tượng phạm vi, tiết kiệm và hiệu quả đối với những vấn đề xã hội thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mặt khác, như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói "mỗi người dân là một phần của Nhà nước" nênviệc giải quyết các vấn đề xã hội được nhận thức không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân công dân.

Tóm lại: Từ 1986 đến nay, đặc biệt là từ khi ban hành Hiến pháp 1992, chức năng xã hội của Nhà nước đã có một bước điều chỉnh quan trọng cả trong nhận thức và thực hiện, phù hợp với tính chất chuyển đổi của cơ chế kinh tế - xã hội và sự thay đổi vai trò xã hội của Nhà nước.

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trước khi trình bày những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của Nhà nước, chúng tôi có nhận xét khái quát như sau:

Chức năng xã hội của Nhà nước là toàn bộ các phương diện hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất của Nhà nước từ xây dựng chính sách xã hội, thể chế chính sách thành pháp luật và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đó nhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của lĩnh vực xã hội. Xuất phát từ những quan niệm mới về chức năng nhà nước, "về mặt nội dung, chức năng xã hội của Nhà nước bao gồm cả việc đề ra những phương hướng, biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh lẫn việc điều chỉnh chúng, tổ chức và quản lý chúng phù hợp với những yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội" [41, tr. 16]; đề ra những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn xã hội cho công dân. Những nội dung cụ thể được trình bày ở các tiểu mục sau.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w