Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 10, đã nhận định: Mặc dù đã tiến hành việc sắp xếp bộ máy nhà nước nhưng vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Nguyên nhân chính là do chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, những bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Do đó, việc đổi mới vai trò cơ cấu tổ chức phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước là một tất yếu khách quan, nằm trong yêu cầu của công cuộc đổi mới kiện toàn Nhà nước nói chung hiện nay.
Cải cách bộ máy thực hiện chức năng phải đặt trong yêu cầu và tính đồng bộ của cải cách bộ máy nhà nước nói chung để có được một hệ thống bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp vai trò, với sự chuyển biến chức năng xã hội của Nhà nước. Nhưng khi thực hiện sự thay đổi đó sẽ gặp phải những khó khăn nhất định: sự mất quyền lực của một số quan chức trong bộ máy tạo ra sự cản trở từ bên trong, những khó khăn bên ngoài xuất phát từ đòi hỏi một sự thích ứng và điều chỉnh tâm lý của dân chúng trong cơ chế mới.
Yêu cầu chung của việc hoàn thiện bộ máy nhà nước ta là:
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp quyền là thuộc tính của một Nhà nước dân chủ. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và hiệu quả. Trên phương diện lý luận, cần phải tiếp tục làm rõ quan điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - mét vấn đề còn nhiều tranh cãi.
- Đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước: nguồn gốc quyền lực nhà nước là từ nhân dân và chủ thể quyền lực nhà nước là nhân dân, "quyền lực tối cao thuộc về nhân dân", không có sự phân chia quyền lực mà chỉ có "phân công lao động quyền lực" giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó Nhà nước với tính cách là một hình thức của tổ chức quyền lực phải thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Các cơ quan trung ương cần tăng cường theo hướng quản lý vĩ mô các lĩnh vực hoạt động của xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, bằng công cụ pháp luật, và giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính quốc gia.
Các cơ quan chính quyền và chuyên môn ở địa phương cần được phân công phân cấp rõ ràng, chủ động sáng tạo, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý và giải quyết trực tiếp các vấn đề của địa phương mình - tầm vi mô trên cơ sở sự quản lý vĩ mô của các cơ quan trung ương.
- Đảm bảo tính hiện đại, cơ cấu gọn nhẹ nhưng hiệu quả của bộ máy;
nâng cao năng lực thực tế của cán bộ, công chức nhà nước.
Việc hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay cần phải tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:
Đối với các cơ quan đại diện:
Quốc hội cần phải tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động trên cơ sở các chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định chính sách quan trọng của đất nước. Để đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, cần có các cơ quan độc lập trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của các đại biểu quốc hội... Trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mỗi văn bản pháp luật phải quan tâm đến hiệu quả xã hội, đến tính khả thi của văn bản pháp luật; chủ động đưa các vấn đề xã hội để xem xét, điều chỉnh bằng pháp luật khi cần thiết. Đồng thời với chương trình xây
dựng pháp luật cần phải có chương trình giải thích, phổ biến, giáo dục pháp luật để pháp luật thực dự đi vào đời sống. Quốc hội phải chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giám sát tối cao của mình đặc biệt là đối với hoạt động của Chính phủ trong lĩnh vực xã hội. Trong xu hướng thu hẹp quyền hạn của Viện kiểm sát thì chức năng giám sát tối cao của Quốc hội lại càng phải được bảo đảm thực hiện một cách triệt để, phải đảm bảo tính thực quyền. Vì vậy, cần có cơ quan chuyên trách của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao, quyết định về tính hợp hiến của các quyết định của các cơ quan nhà nước; xác định phạm vi giám sát là toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, cần phân cấp quản lý đối với ngân sách nhà nước một cách hợp lý hơn giữa Quốc hội và các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, Quốc hội quyết định phần chi thích đáng của ngân sách nhà nước cho lĩnh vực xã hội.
Đối với Hội đồng nhân dân các cấp: Phải có chương trình thực thi các chính sách xã hội; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu để sửa đổi, bổ sung văn bản, uốn nắn và xử lý sai phạm trong việc giải quyết vấn đề xã hội.
Đề cao vai trò của Hội đồng nhân dân cùng với vai trò của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn trực thuộc vì đó là những chủ thể trực tiếp điều hành, xử lý các vấn đề cụ thể của đời sống xã hội trong phạm vi từng địa phương.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Các cơ quan hành chính nhà nước là nơi thực hiện trực tiếp các chính sách xã hội vì vậy cần quy định rõ ràng về quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, đồng thời quy định quy chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan đó để thực hiện các chính sách xã hội. Như vậy, để phù hợp với Hiến pháp sửa đổi, Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương cũng sẽ phải được sửa đổi, bổ sung trong những năm sắp tới, làm cơ sở pháp lý cho việc cải cách các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây cũng là giải
pháp đã được đề cập từ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X. Các cơ quan hành chính cần phải được xác định rõ chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức hợp lý từ Trung ương đến địa phương, từ cơ quan có thẩm quyền chung đến cơ quan có thẩm quyền chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính phục vụ hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Cần đặc biệt chú trọng tăng cường quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như quản lý giáo dục, y tế ngoài công lập; xuất khẩu lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Để thực hiện quá trình cải cách hành chính, gần đây Nhà nước đã tiến hành thành lập các trung tâm dịch vụ hành chính công tại một sè Ủy ban nhân dân địa phương. Theo chúng tôi, việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính là trách nhiệm của cơ quan công quyền, của cán bộ công chức. Nếu thu tiền của dân để thực hiện các chức năng hiến định thì chức năng phục vụ công của Nhà nước sẽ phải hiểu như thế nào, có còn nữa không? Vì vậy, quan điểm của chúng tôi là: để góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc hồ sơ, có thể cho phép các trung tâm dịch vụ hành chính được thành lập và hoạt động nhưng là do các tổ chức, cá nhân khác đảm nhận, chứ không phải là cơ quan nhà nước.
Đối với các cơ quan tư pháp và cơ quan bổ trợ tư pháp:
Phải kiện toàn các cơ quan tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp, chính đáng của công dân. Thực tế Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức luật sư, các Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người thuộc đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Cần tăng cường hoạt động hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức xã hội khác cũng có thể tham gia hoạt động này, ví dụ: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên có thể trợ giúp cho các thành viên của hội, của đoàn...
- Tiếp tục duy trì và phát triển quá trình "Nhà nước hóa" một số lĩnh vực thuộc lĩnh vực xã hội. Quá trình "Nhà nước hóa"một số lĩnh vực thuộc lĩnh vực xã hội là quá trình Nhà nước đảm đương việc thực hiện các chính sách xã hội. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần hướng sự điều tiết tập trung của mình để Nhà nước tìm ra các giải pháp thích hợp. Nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng xã hội thông qua các cơ quan, tổ chức của mình ở một số lĩnh vực quan trọng mà tư nhân hay cá nhân công dân không thể đảm nhận: xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phóc lợi công cộng quan trọng...
- Cần phân định rõ hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp ở từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực trong quá trình thực hiện chức năng xã hội. Thực tế hiện nay có sự chồng chéo chức năng quản lý giữa một số cơ quan nhà nước, hoặc chưa phân định rõ hai loại hoạt động trên trong từng cấp, từng lĩnh vực, từng ngành. Ví dụ: trong ngành y tế, bệnh viện tỉnh thực hiện việc chỉ đạo các tuyến, trung tâm y tế tỉnh tham gia chỉ đạo tuyến huyện (thực ra đây là thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Y tế), còn trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai nhiệm vụ... Cần tiếp tục điều chỉnh về cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng: là một tổ chức độc lập trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để công tác quản lý lĩnh vực bảo hiểm xã hội đồng bộ, hiệu quả hơn.
- Công tác cán bộ: Trong công cuộc cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước, theo chúng tôi công tác cán bộ là vô cùng cần thiết và quan trọng, có thể coi đó là một trong những nhân tố quyết định đến năng lực của bộ máy nhà nước. Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa vì thế cần phải xây dựng một đội ngò cán bộ công chức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có trình độ nghiệp vụ, hết lòng phục vụ nhân dân. Để đạt được điều đó, Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, luật pháp, đạo đức, lý tưởng..., định ra các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực, để sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức một cách khoa học, hiệu quả, kiểm soát hoạt động của cán bộ công chức, các chế độ đãi ngộ và chế độ trách nhiệm để khuyến khích đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức. Để khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ hiện nay, cần quán triệt một cách nghiêm túc quan điểm của Đảng, đặc biệt là quan điểm tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về vấn đề này.
- Đối với các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ xã hội của Nhà nước: Đây là các tổ chức do Nhà nước có trách nhiệm phải thành lập, thực hiện các hoạt động phục vụ trực tiếp lợi Ých công, phục vụ những nhu cầu cơ bản thiết yếu cho đời sống con người, có ý nghĩa quan trọng với lợi Ých quốc gia hoặc những lĩnh vực phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng mà tư nhân không muốn cung ứng vì không đủ khả năng thực hiện hoặc vì không mang lại lợi nhuận. Nhà nước cần điều chỉnh theo xu hướng chung trên thế giới là hệ thống này sẽ dần tách khái bộ máy quản lý nhà nước, không nằm trong biên chế Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý đối với các tổ chức này thông qua việc xây dựng và hoạch định chính sách xã hội, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hoạt động thông qua hệ thống pháp luật chứ không can thiệp vào các hoạt động một cách trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých: Theo quy định của Luật doanh nghiệp ban hành ngày 12/6/1999, "doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh", trong đó kinh doanh là các hoạt động nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh. Do đó, căn cứ vào định nghĩa trên, đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp là lấy kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận làm mục tiêu chính, thì rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých không phải là một doanh nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Về nguyên tắc, mục tiêu của loại hình
doanh nghiệp này là phục vụ cho toàn xã hội, nhằm khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững của toàn xã hội tuy nhiên trên thực tế, tính phục vụ của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých rất hạn chế. Theo chúng tôi, Nhà nước nên nghiên cứu chuyển một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất đối với nhu cầu chung của xã hội, với đời sống của nhân dân thành một loại tổ chức dịch vụ của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư và trực tiếp quản lý để làm rõ tính phục vụ của chúng với tư cách là công cụ thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Các vấn đề tổ chức và hoạt động của loại hình tổ chức này được điều chỉnh bằng một văn bản pháp lý khác, tách khỏi phạm vi điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước như hiện nay. Những lĩnh vực khác mà tư nhân có thể đảm nhận được thì Nhà nước không cần cung ứng mà chỉ kiểm soát bằng pháp luật, chính sách, thuế... để các chủ thể khác thực hiện.
Đối với các ngân hàng chính sách, cần phải cải cách theo hướng thành lập hệ thống ngân hàng chính sách độc lập để tách hoạt động cho vay chính sách khỏi hoạt động cho vay thương mại, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng, vai trò trách nhiệm của cán bộ ngân hàng trong việc phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Nhà nước cần mở rộng mạng lưới an toàn xã hội gồm hệ thống bảo đảm xã hội của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân, kể cả của tổ chức, các nhân nước ngoài, hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong đó hệ thống bảo đảm xã hội của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho các hệ thống khác.