Nhà nước tác động tới các quá trình xã hội bằng nhiều đòn bẩy, trong đó có tài chính quốc gia. Trong điều kiện kinh tế và tình hình ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, việc ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho giải quyết các vấn đề xã hội là một nỗ lực rất to lớn của Nhà nước và nhân dân. Mặc dù nguồn vật chất để đảm bảo cho các chính sách xã hội là rất quan trọng, nhưng việc thực hiện các chính sách xã hội không chỉ đơn thuần là cung cấp tiền, càng không phải là càng nhiều tiền càng tốt mà điều quan trọng hơn là phải đầu tư có hiệu quả bằng các giải pháp hữu hiệu.
Theo chúng tôi, để đầu tư có hiệu quả, trước hết, việc đầu tư phải được tiến hành trên cơ sở một kế hoạch tổng thể để từ đó Nhà nước cân đối ngân sách, xác định các trọng điểm đầu tư, có sự phân bổ hợp lý các công trình phóc lợi đảm bảo sự cân đối, công bằng giữa các vùng, các đối tượng dân cư, mang lại những giá trị thiết thực phục vụ cho đời sống nhân dân, đảm bảo điều kiện cần thiết để mọi người dân được hưởng thụ các giá trị đó một cách công bằng, bình đẳng nhưng không phải là cào bằng.
Thứ hai, cần quan niệm việc đầu tư của Nhà nước không chỉ đơn thuần là đầu tư vốn và cơ sở vật chất. Bên cạnh việc đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, Nhà nước cần phải kết hợp với các hoạt động đầu tư khác như chuyển
giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí... để các đối tượng được hưởng chính sách xã hội có được cơ sở, điều kiện ban đầu và từ đó họ có thể tự mình giải quyết những vấn đề khó khăn của bản thân và góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng, tức là phải gắn thực hiện chính sách xã hội với các chính sách nhà nước khác đặc biệt là chính sách kinh tế.
Tính hiệu quả của hoạt động đầu tư còn thể hiện ở việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn đầu tư đó để chúng được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, không bị thất thoát, lãng phí, đặc biệt cần thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn vốn. Cần tăng cường năng lực, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng để khắc phục tình trạng có nguồn vốn đầu tư nhưng không giải ngân được vì thiếu các dự án khả thi, nhất là đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục xây dựng và phát triển các quỹ xã hội cho mỗi chính sách xã hội từ nhiều nguồn (từ Ngân sách Nhà nước, viện trợ nước ngoài, do cá nhân, tổ chức... đóng góp), đồng thời khuyến khích các chủ thể khác tham gia tạo lập các quỹ xã hội. Theo chúng tôi, các quỹ đó phải được sử dụng như là công cụ, điều kiện vật chất để thực hiện các chính sách xã hội thông qua các chương trình dự án, được sử dụng phục vụ cho mục đích của từng chính sách xã hội cụ thể và hoàn toàn không vì mục đích kinh doanh. Cần tạo cơ sở pháp lý cho việc phân cấp quản lý căn cứ vào tính chất của nguồn vốn, phạm vi và đối tượng phục vụ của các quỹ xã hội đó. Cụ thể là: đối với các quỹ xã hội được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước và viện trợ quốc tế, do đóng góp của cộng đồng, phục vụ các nhu cầu chung của cộng đồng thì phải do Nhà nước quản lý; các loại quỹ khác do nhân dân tự nguyện thông các tổ chức xã hội của họ thì giao cho các thành viên đóng góp quản lý trên cơ sở tuân thủ các quy định chung của luật pháp.
Trên cơ sở định hướng "Chính sách đầu tư của Nhà nước cần được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, thúc đẩy doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư nhà nước" [30, tr. 326], chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp đầu tư đối với một số lĩnh vực cụ thể:
* Đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Nhà nước có hệ thống chính sách, kế hoạch phát triển, quy hoạch đồng bộ, mang tính chiến lược lâu dài làm cơ sở cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động này để tránh sự tốn kém tiền của của nhân dân một cách không đáng có như hiện nay.
- Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư tránh thất thoát, lãng phí, đảm bảo chất lượng công trình. Tăng cường vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý các dự án, chương trình đầu tư ở cơ sở.
- Xác định các trọng điểm để đầu tư, đặc biệt là các công trình phóc lợi công cộng phục vụ trực tiếp các nhu cầu văn hóa, xã hội của nhân dân. Ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu vùng xa.
- Phát triển mạng lưới giao thông nhất là mạng lưới giao thông cho các vùng khó khăn, miền núi và giao thông công cộng ở các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn.
- Đảm bảo công bằng cho mọi người dân trong sự hưởng thụ giá trị từ các công trình phóc lợi của Nhà nước.
* Đầu tư cho giáo dục: Cân đối và tăng ngân sách cho giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường công lập, trường chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, các trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường phổ thông dân téc nội trú; cung cấp nguồn lực để đẩy mạnh việc cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, chất lượng của đội ngò cán bộ giảng dạy ở tất cả các cấp học.
* Nhà nước cần đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí cho các cơ sở y tế công cộng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân téc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng khó khăn, những nơi có bệnh xã hội (lao, phong, AIDS...) nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của y tế Nhà nước, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cho mọi người dân kể cả người nghèo nhất cũng được chăm sóc sức khỏe.
Khi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế, Nhà nước cần quan tâm đến các cơ sở phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng đặc biệt như đối tượng chính sách, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, người tàn tật, các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và y tế dự phòng; cần căn cứ vào nhu cầu, điều kiện thực tế chứ không nên cào bằng, hoặc chia trên đầu người (ví dụ: ở miền núi, dân cư thưa thít nhưng địa bàn rộng, thu nhập thấp, nếu căn cứ theo số dân để đầu tư cơ sở hạ tầng như hiện nay thì người dân lại càng Ýt có điều kiện để chăm sóc sức khỏe).
* Nhà nước cần tăng cường kinh phí cho bảo vệ môi trường trên cơ sở cân đối ngân sách và đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động này (từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường...). Theo kinh nghiệm của các nước, tỷ lệ đầu tư kinh phí cho bảo vệ môi trường dao động từ 0,5 đến 5% Ngân sách Nhà nước.
Nước ta thuộc diện các nước đang bắt đầu giải quyết các vấn đề cấp thiết về môi trường nên theo các nhà chuyên môn thì tỷ lệ đầu tư kinh phí phù hợp là không dưới 3% Ngân sách Nhà nước. Tăng cường đầu tư để ngăn ngõa sự cố môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường, trước hết là xử lý nước thải, chất thải rắn, nghiên cứu tái sử dụng chất thải và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Tăng khả năng dự báo các sự cố thiên nhiên, biến động của môi trường để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai, do môi trường gây ra. Cần khuyến khích nhân dân, các tổ chức bằng các hình thức khen thưởng phù hợp khi họ tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời cần xử
lý nghiêm, kiên quyết, đặc biệt là sử dụng các biện pháp kinh tế đối với những hành vi của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp... làm tổn hại đến môi trường.