Đẩy mạnh xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 184 - 187)

Các tiêu chí (căn cứ) chủ yếu cho việc xã hội hóa thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta hiện nay là:

- Xã hội hóa phải gắn với quan niệm đúng đắn về công bằng xã hội.

Mục tiêu của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện ở mặt hưởng thụ tức là mọi công dân được Nhà nước chăm lo mà còn phải thể hiện chủ nghĩa là công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện ở mặt hởng thụ tức là mọi công dân đợc Nhà nớc chăm lo mà còn phải thể hiện cả ở mức cống hiến, đúng gúp cho xó hội theo khả năng thực tế của từng cá nhân.

Để đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước không huy động nguồn lực của nhân dân theo cách bình quân mà tùy từng đối tượng với những điều kiện thực tế khác nhau để vận dụng cách huy động và mức huy động cho phù hợp.

Những người thuộc đối tượng chính sách xã hội phải được miễn giảm phần đóng góp (trừ trường hợp họ tự nguyện). Công bằng xã hội còn thể hiện thông qua việc phát huy truyền thống truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân téc. Nhà nước đã chủ trương phát triển nhiều loại quỹ do nhân dân đóng góp tự nguyện để làm việc nghĩa và ban hành quy chế pháp lý theo hướng phát huy khả năng tự quản và giám sát của những người đóng góp. Xã hội hóa phải trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

- Nâng cao năng lực thực tế của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, thể hiện ở năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, điều hành và khả năng kinh tế.

- Thể chế hóa quan điểm xã hội hóa trong văn bản pháp luật: Hiến pháp 1992 Ýt nhiều đã thể hiện quan điểm "xã hội hóa", biểu hiện trong những quy định như: "Nhà nước và xã hội phát triển...", "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm..." nhưng nhìn chung là chưa rõ nét. Từ việc xác định rõ ranh giới trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong điều kiện hiện nay, cần phải thể hiện quan điểm này trong các quy định của Hiến pháp về các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo trợ xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội... để khẳng định Nhà nước giữ vai trò chủ thể hoạch định các chính sách xã hội và tổ chức thực hiện, đồng thời giao quyền và tạo các điều kiện cần thiết cho công dân, các tổ chức khác trong xã hội cùng với Nhà nước thực hiện các chính sách đó.

- Quán triệt quan điểm "xã hội hóa" chứ không phải là "tư nhân hóa", đảm bảo vai trò nòng cốt của Nhà nước trong thực hiện chức năng xã hội.

Vì nếu chuyển các hoạt động này hoàn toàn sang cho tư nhân, Nhà nước không còn vai trò gì trong việc bảo hộ các công dân của mình thì việc cải thiện chất lượng cuộc sống chỉ có lợi cho những ai có tiền chi trả, còn những người nghèo, vùng nghèo sẽ không có khả năng để hưởng những sự chăm sóc đó, như vậy là trái với bản chất của chế độ xã hội ta, trái với mục tiêu "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Bảo đảm vai trò nòng cốt của Nhà nước trong quá trình "xã hội hóa"

thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước là Nhà nước đảm bảo điều tiết trên cơ sở pháp luật, chính sách để mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Nhà nước thường xuyên tìm các nguồn

thu để tăng tỷ lệ ngân sách, quản lý và sử dụng tốt các nguồn kinh phí. Đồng thời, Nhà nước đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để mỗi người dân, cộng đồng và kiều bào ở nước ngoài cùng Nhà nước trở thành các chủ thể giải quyết các vấn đề xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế...) với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Cần đẩy mạnh "xã hội hóa" kết hợp với đa dạng hóa các hình thức hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục; tạo điều kiện để các tầng líp nhân dân có thể tham gia một cách chủ động, bình đẳng vào các hoạt động đó.

Trong xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay, căn cứ vào tính chất, phạm vi của các vấn đề xã hội, cần phân định ba mức độ:

- Những vấn đề xã hội mà Nhà nước và nhân dân cùng làm: Nhà nước và nhân dân cùng có trách nhiệm giải quyết những vấn đề xã hội quan trọng nhưng không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân có khả năng tham gia, như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; lao động và việc làm...

- Những vấn đề xã hội mà nhân dân đảm nhận và Nhà nước hỗ trợ vốn: Nhân dân là các chủ thể trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội của mình, Nhà nước là người cung cấp nguồn tài chính cần thiết để nhân dân thực hiện các hoạt động đó, như: xóa đói giảm nghèo, trồng rừng để cải thiện và bảo vệ môi trường (chương trình 327).

- Những vấn đề xã hội mà Nhà nước giao toàn bộ cho nhân dân tự giải quyết: Nhà nước khuyến khích các tổ chức tự quản, các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ và tư nhân cung ứng các dịch vụ công không thuộc lĩnh vực độc quyền của Nhà nước hoặc các lĩnh vực mà họ có thể đảm nhận được.

Nhà nước chỉ quản lý bằng các quy chế bắt buộc về thực thi, phân phối, giá cả để bảo đảm mục đích cơ bản là phục vụ công cộng đồng thời khuyến khích đầu tư bằng các biện pháp như miễn giảm thuế, ưu đãi vay vốn... Nhà nước

khuyến khích nhân dân xây dựng và thực hiện các quy định trong cộng đồng như hương ước, quy ước về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cưới xin, ma chay...; hình thành các tổ chức tự quản, các tổ chức quần chúng để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp phù hợp với truyền thống, đạo lý dân téc và tuân theo pháp luật.

Nhà nước cần tiếp tục điều chỉnh và thực hiện tốt các luật thuế và các biện pháp khác để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phóc lợi cho người lao động và trách nhiệm xã hội (cứu trợ thiên tai, phụng dưỡng người có công...), bảo vệ môi trường... Cần khen thưởng, biểu dương kịp thời những đơn vị thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w