Đổi mới nhận thức về chức năng xã hội của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 153 - 157)

Đối với chúng ta, chức năng xã hội của Nhà nước vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ trong quá trình đổi mới lý luận Nhà nước và pháp luật. Những năm gần đây, khái niệm này đã được sử dụng trong một số chương trình đào tạo bậc đại học, sau đại học (chuyên ngành Luật) và một số tài liệu khoa học nhưng mới chỉ ở mức độ nhất định. Trong xu hướng hiện nay, khi vai trò xã hội của Nhà nước có những thay đổi nhất định và ngày càng được đề cao thì việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, khẳng định vị trí của chức năng xã hội của Nhà nước càng trở nên cần thiết.

Để tăng cường chức năng xã hội trong điều kiện hiện nay, trước hết cần nhận thức đúng về chức năng xã hội:

- Khẳng định chức năng xã hội của Nhà nước tồn tại khách quan.

Thông qua việc thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước khẳng định bản chất, vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển toàn diện của mỗi con người và của toàn xã hội.

- Đổi mới một cách sáng tạo chức năng xã hội của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, bảo vệ lợi Ých chính đáng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội.

Sù thay đổi vai trò xã hội của Nhà nước phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và bối cảnh quốc tế và những hạn chế trong việc thực hiện chức năng thời gian qua đòi hỏi phải đổi mới chức năng xã hội của Nhà nước.

Nhà nước quan tâm định hướng và giải quyết các vấn đề xã hội nhưng không sa lầy vào các vấn đề đó. Nhà nước cần mở rộng phương hướng hoạt động của mình tác động vào các lĩnh vực xã hội, đồng thời xác định các vấn đề trọng tâm mà Nhà nước cần can thiệp, xác định tính chất, mức độ của từng vấn đề xã hội để có sự lùa chọn các hình thức, phương pháp tác động tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Chức năng xã hội của Nhà nước phải vận động theo cả hai xu hướng:

"Nhà nước hóa" - Nhà nước trực tiếp đảm trách việc thực hiện các chính sách xã hội để giải quyết nhanh chóng những vấn đề xã hội và "xã hội hóa" - chuyển giao những chức năng điều tiết của Nhà nước cho xã hội công dân.

Tuy nhiên cần tránh xu hướng "Nhà nước hóa" thái quá dẫn đến tình trạng độc quyền của Nhà nước như trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp; đồng thời cũng phải tránh xu hướng độc quyền của khu vực tư nhân vì nếu lạm

dụng "xã hội hóa" - giao trọn quyền cho tư nhân thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực xã hội, dễ gây ra tình trạng tư nhân chú ý nhiều hơn đến lợi nhuận kinh tế mà Ýt quan tâm đến mục đích phục vụ con người, phục vụ xã hội. Từ thực tiễn của nước Nga, do thực hiện mô hình tự do mới - tư nhân hóa từ năm 1991 nên Chính phủ thiếu tiền, khu vực dịch vụ công cộng giảm 33%, giáo dục giảm 17% [21, tr. 20], cần quán triệt quan điểm "xã hội hóa" chứ không thực hiện "tư nhân hóa". Vì vậy, Nhà nước vẫn phải thực hiện sự kiểm soát của mình chứ không thể để thị trường tự do điều tiết, nhưng cũng không can thiệp thô bạo vào sự vận động đúng quy luật của các quan hệ kinh tế thị trường.

- Đổi mới chức năng xã hội phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với đổi mới các chức năng nhà nước khác, đặc biệt là với chức năng kinh tế.

Các chức năng nhà nước là một thể thống nhất hữu cơ. Tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà vai trò của các chức năng có thể có sự thay đổi. Kinh tế phát triển là điều kiện cơ bản quyết định đến việc nâng cao đời sống cho nhân dân nên nhìn chung, chức năng kinh tế thường được Nhà nước quan tâm hơn. Những cải cách trong kinh tế cũng có thể tác động tới các vấn đề xã hội theo chiều hướng ngược lại, như ở một số nước (Ba Lan, Nga...) trong những năm 90, do thực hiện cải cách kinh tế theo những "liệu pháp sốc" nên đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng nhanh chóng, các chế độ bảo hiểm bị hủy bỏ hoặc cắt giảm hoặc Nhà nước không có năng lực để đảm bảo thực hiện [78, tr. 6]. Để xử lý mối quan hệ giữa hai chức năng này, cần quán triệt quan điểm:

Giải quyết các vấn đề xã hội suy cho cùng là giải quyết các khía cạnh của đời sống kinh tế, đặc biệt là những vấn đề tiêu cực phát sinh do sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế: thất nghiệp, đói nghèo, đô thị hóa, môi trường môi sinh bị hủy hoại... mà bản thân sự phát triển kinh tế không tự nó giải quyết được. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội là mở đường, là góp phần ổn định

xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Ngược lại, phát triển kinh tế mang lại những điều kiện thực tế, cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo chức năng xã hội. Sự phát triển của kinh tế phải thực sự là tiền đề, là cơ sở vật chất để thực hiện chức năng xã hội - giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế chỉ có lợi chõng nào nó phục vụ cho những nhu cầu xã hội, củng cố sự ổn định và phát triển của xã hội do đó phải luôn quán triệt: tăng tưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Như vậy, xét trên phương diện phát triển xã hội, phải quan niệm các chức năng này có ý nghĩa ngang nhau về mục đích và yêu cầu.

- Tăng cường nghiên cứu lý luận về chức năng xã hội của Nhà nước, gắn với nghiên cứu lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Lý luận khoa học là biện pháp lớn của loài người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Sự phát triển, tiến bộ của xã hội văn minh luôn gắn liền với sự trợ giúp và chỉ đạo của lý luận. Nghiên cứu lý luận về Nhà nước và pháp luật là một trong những mảng quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn, góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta. Thực tế, hoạt động nghiên cứu lý luận khoa học về chức năng xã hội của Nhà nước ở nước ta hiện nay tuy đã được quan tâm hơn trước nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các vấn đề khoa học pháp lý khác.

Nghiên cứu lý luận và nhận thức lý luận về vấn đề này cần xuất phát trên cơ sở đường lối đổi mới toàn diện mà Đảng ta đã vạch ra từ Đại hội VI, trong đó có tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về vai trò, chức năng xã hội của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở nhận thức đúng đắn lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật với sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tế của đất nước và trong thời đại mới.

Từ nhận thức đó, theo chúng tôi, công tác nghiên cứu lý luận về chức năng xã hội của Nhà nước hiện nay cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: tiếp tục làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của chức năng xã hội trong hệ

thống các chức năng nhà nước; tiếp tục hoàn thiện lý luận về nội dung, phương thức thực hiện và các phương hướng tăng cường hiệu quả việc thực hiện chức năng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w