Xuất phát từ nguyên tắc "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật", hình thức pháp lý được xác định là hình thức chủ yếu của việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, thể hiện qua hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hình thức pháp lý là hình thức gắn liền với việc ban hành pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Những hình thức pháp lý cùng với các hình thức khác của việc thực hiện chức năng nhà nước tạo thành hoạt động thống nhất của Nhà nước, thể hiện quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân. Những hình thức pháp lý này xuất phát từ mối liên hệ biện chứng giữa Nhà nước và pháp luật trong đó pháp luật là phương thức đặc thù nhất để Nhà nước tác động vào các quá trình xã hội, là phương tiện để điều chỉnh hiệu quả các quan
hệ xã hội, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật trong mối quan hệ với chức năng nhà nước được xác định là quan hệ giữa hình thức và nội dungtrong đó pháp luật là hình thức, chức năng nhà nước nói chung và chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng là nội dung [66, tr. 96]. Thực tế, đã và đang có nhiều ý kiến khác nhau về các hình thức pháp lý cụ thể của việc thực hiện chức năng nhà nước. Có tác giả cho rằng, hoạt động đó được thực hiện bằng cách ban hành các văn bản pháp lý (gồm hoạt động ban hành luật và áp dụng luật). Nếu quan niệm hình thức pháp lý của việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước giới hạn ở việc ban hành các văn bản pháp lý thì cần hiểu khái niệm "văn bản pháp lý" như thế nào? Trường hợp thứ nhất, văn bản pháp lý được hiểu là những văn bản mang tính pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thì sẽ bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trường hợp thứ hai, văn bản pháp lý được hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật thì đương nhiên hình thức pháp lý của việc thực hiện chức năng bị thu hẹp, chỉ còn là hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm khác, hình thức pháp lý được hiểu là những hoạt động do các cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành bao gồm: hoạt động lập pháp, hoạt động thi hành pháp luật và hoạt động bảo vệ pháp luật [35, tr.
133]. Theo chúng tôi, nếu chỉ giới hạn hình thức pháp lý của việc thực hiện chức năng ở hoạt động lập pháp là chưa đầy đủ vì theo quan điểm phổ biến thì hoạt động xây dựng pháp luật còn bao hàm cả việc ban hành các văn bản quy phạm dưới luật.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của đa số các tác giả cho rằng các hình thức pháp lý gồm: hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và hoạt động bảo vệ pháp luật.
Xây dựng pháp luật là một hoạt động đặc thù của Nhà nước, thông qua hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những hình thức pháp lý cơ bản của việc thực hiện các chức năng nhà nước vì nó gắn liền với việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; là nền tảng, tiền đề cho các hình thức tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động của Nhà nước được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định nhằm đưa ý chí của nhân dân, của Nhà nước, của giai cấp lãnh đạo xã hội thành các quy định pháp luật, bằng cách làm sáng tỏ nhu cầu điều chỉnh pháp luật, chuẩn bị, soạn thảo, thông qua và công bố các văn bản quy phạm pháp luật [89, tr. 398].
Về bản chất, hoạt động xây dựng pháp luật trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hoạt động thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân; là sự thể hiện rõ nét nhất việc đưa ý chí của nhân dân, ý chí của Nhà nước lên thành pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật gắn liền với việc nhận thức và thể hiện các lợi Ých trong xã hội thành các quy tắc, các khuôn mẫu, chuẩn mực pháp lý nhất định để bảo vệ các lợi Ých đó.
Thực tiễn của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua cho thấy: để có được một hệ thống pháp luật tốt thì pháp luật phải không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp mà còn phải thể hiện ý chí của đại đa số nhân dân lao động - các thành viên trong xã hội. Đồng thời pháp luật còn thể chế hóa các giá trị mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ, phù hợp với tiến bộ và xu hướng phát triển của nhân loại. Chương trình xây dựng pháp luật cần tiếp tục tập trung vào các vấn đề: quán triệt đầy đủ các quan điểm cơ bản của Đảng ta về giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giữ gìn truyền thống, đạo đức, bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền con
người và các quyền tự do dân chủ của công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên mọi phương diện.
Trong quá trình thực hiện chức năng nhà nước nói chung, chức năng xã hội nói riêng, xây dựng pháp luật là hình thức hoạt động cơ bản nhưng không thể tách rời hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật là khâu quan trọng để pháp luật đi vào cuộc sống, nhằm biến ý chí và nguyện vọng của nhân dân được thể hiện trong pháp luật thành các hoạt động cụ thể, nhất là đối với giải quyết các vấn đề xã hội. Tổ chức thực hiện pháp luật được thực hiện chủ yếu thông qua hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật với mục đích hình thành cho mọi công dân ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, hiểu đúng tinh thần và nội dung các văn bản pháp luật đã được ban hành để thực hiện thống nhất; tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều khi hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu, pháp luật chậm được triển khai dẫn đến hạn chế phát huy hiệu lực. Ngoài nguyên nhân do hoạt động chậm trễ của các cơ quan chức năng thì một nguyên nhân cơ bản lại xuất phát từ chính sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật và của từng văn bản pháp luật cụ thể như đã phân tích ở trên. Hơn nữa, khi trình độ dân trí chưa cao, ý thức pháp luật của các tầng líp nhân dân mặc dù đã được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế thì hình thức hoạt động này càng phải được chú trọng.
Hoạt động bảo vệ pháp luật là một loại hoạt động áp dụng pháp luật nhằm định ra các biện pháp phòng ngõa và xử lý các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung,
hoàn thiện nhưng do nhiều nguyên nhân, vi phạm pháp luật vẫn nghiêm trọng, thể hiện ở những sai phạm trong quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước hoặc thực hiện không đúng, không nghiêm các chế độ, chính sách xã hội nhưng xử lý không thỏa đáng hoặc chưa bị phát hiện nên không xử lý được. Mặt khác những yếu kém trong hoạt động xét xử của Tòa án vẫn còn chưa khắc phục ngay được mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do chất lượng, năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngò cán bộ còn hạn chế, làm cho quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân nhiều khi không được bảo đảm, tài sản nhà nước bị xâm phạm, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, Nhà nước chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa kiên quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm, như trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xuất khẩu lao động...
Tóm lại, trong điều kiện cơ chế kinh tế mới, pháp luật được khẳng định là công cụ hữu hiệu nhất, cơ bản nhất để thực hiện các chức năng nhà nước, thay thế cho các công cụ điều tiết khác trong thời kỳ bao cấp như kế hoạch, phân bổ điều phối... Nội dung của pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh những quy định nhằm xác định những hành vi mà Nhà nước và pháp luật ngăn cấm và những hình thức chế tài nhằm trừng trị nghiêm khắc những hành vi đó, pháp luật hình thành ngày một nhiều hơn các quy phạm mang tính giao quyền và xác định nghĩa vụ, hướng dẫn hành vi xử sự cho công dân và các tổ chức trong xã hội. Đồng thời, thông qua pháp luật, một mặt, Nhà nước xác định rõ trách nhiệm của mình, của từng cơ quan nhà nước trong việc cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng líp nhân dân, vì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội; mặt khác, Nhà nước xác định trách nhiệm của xã hội, của công dân trong việc cùng với Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội.