Trong xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế là một tất yếu nên chúng ta cần tiếp tục phát huy và khai thác các lợi thế của quan hệ hợp tác quốc tế phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Cụ thể là:
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật - tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng xã hội theo nguyên tắc: phù hợp với điều kiện của đất nước, với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và xu hướng phát triển. Học tập kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm của các nước trong xây dựng pháp luật, trong tổ chức bộ máy thực hiện chức năng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để khai thác nguồn lực về vật chất, thu hót đầu tư và tài trợ quốc tế. Theo số liệu của cơ quan chức năng, hiện nay, ngoài các chương trình, dự án của các tổ chức thuộc liên hiệp quốc như UNDP, FAO, WB, ADB... và các tổ chức quốc tế song phương, NGO quốc tế đang triển khai hoạt động ở nước ta (chỉ riêng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo đã có trên 40 tổ chức NGO quốc tế hoạt động, dự kiến 5 năm tới vốn
hợp tác quốc tế cho xóa đói giảm nghèo khoảng 9 ngàn tỷ đồng). Nhà nước cần phải có một phương hướng tổng thể về quản lý nhà nước nhằm điều tiết và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm chăm lo tốt nhất cho con người và xã hội; phải coi đó là nguồn bổ trợ bên cạnh việc phát huy nội lực để tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài, phải tiếp nhận các nguồn đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư nước ngoài cho việc giải quyết các vấn đề xã hội nói riêng một cách thận trọng, không gắn với những điều kiện chính trị nhất định, không đi ngược lại lợi Ých quốc gia.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý: thông qua quan hệ hợp tác quốc tế để chúng ta học tập kinh nghiệm quản lý, điều hành của các nước, các tổ chức quốc tế và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta, của từng địa phương, từng loại đối tượng.
- Từ những bài học kinh nghiệm quý báu từ các mô hình phát triển (mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế thị trường xã hội), vận dông lý thuyết phát triển và mô hình phát triển của các quốc gia đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra gần đây (điển hình là tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển, Copenhaghen, Đan Mạch, 3/1995). Đó là: phát triển bền vững, mục tiêu của phát triển không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn là phát triển xã hội, phát triển con người trong sự cân đối hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sống.
- Thu hót và hướng sự ủng hộ của các Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào các mục đích nhân đạo, những vấn đề xã hội bức xúc, đặc thù của Việt nam như khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, xóa đói giảm nghèo...
- Thông qua các quan hệ quốc tế để giải quyết các vấn đề như: bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng chống các tội phạm mang tính quốc tế, mở rộng xuất khẩu lao động để giải quyết vấn đề việc làm...
- Cần thường xuyên tổng kết, đánh giá về kết quả thực hiện các mô hình hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội để rót ra những bài học về lý luận và thực tiễn.
Kết luận chương 3
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu bảo đảm mục tiêu phát triển là tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, khắc phục những khiếm khuyết, những ảnh hưởng không tốt của cơ chế thị trường đến sự phát triển của các thành viên và toàn xã hội nên phương hướng hoạt động cơ bản của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay phải là những lĩnh vực về con người. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước là một yêu cầu khách quan bức xúc.
2. Những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta:
- Đổi mới nhận thức đối với chức năng xã hội: khẳng định vai trò quan trọng của chức năng trong hệ thống các chức năng nhà nước, khẳng định vai trò và trách nhiệm của Nhà nước đối với sự phát triển toàn diện của mỗi con người và của toàn xã hội. Từ đó, tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về chức năng này: khái niệm, vị trí vai trò và phương thức thực hiện chức năng trong điều kiện hiện nay trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật mà trước hết là tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước với những yêu cầu và nội dung: tạo cơ sở pháp lý để cải cách bộ máy nhà nước nói chung, bộ
máy các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng nói riêng; tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh các vấn đề xã hội; tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể khác tham gia thực hiện các chính sách xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội trên cơ sở các yêu cầu cơ bản: thể hiện vai trò, chức năng xã hội của Nhà nước, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội; phù hợp với thực tiễn, khả thi; có tính chiến lược, toàn diện; đảm bảo tính thống nhất và sự kết hợp hài hòa với các chính sách khác của Nhà nước, đặc biệt là với chính sách kinh tế.
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện chức năng tập trung vào các nội dung: đổi mới vai trò, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước; tổ chức và hoạt động của các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ xã hội.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chức năng thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên môn và phát huy dân chủ.
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động xã hội trên cơ sở hệ thống luật pháp, chính sách.
- Các giải pháp đầu tư nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng xã hội của Nhà nước: xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể, có tính chiến lược, từ đó xác định các trọng điểm đầu tư, phân bổ hợp lý các công trình phóc lợi; kết hợp đầu tư vốn với các hình thức đầu tư khác; kiểm soát chặt chẽ các nguồn đầu tư bằng các cơ chế hữu hiệu thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.