Các biện pháp thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 137 - 153)

Trong thời kỳ kinh tế tập trung, kế hoạch hóa là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong quản lý kinh tế cũng như để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhà nước chú trọng mọi hoạt động từ xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch, phân bổ các nguồn lực tài chính, hiện vật trực tiếp đến từng đơn vị cơ sở, đến từng người dân. Tuy đã đạt những kết quả nhất định nhất là trong thời kỳ đất nước có chiến tranh nhưng từ khi chuyển sang thời bình, đặc biệt là từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, kế hoạch hóa theo cơ chế cũ đã bộc lé những hạn chế: bản thân kế hoạch không phản ánh khách quan, đầy đủ nhu cầu, lợi Ých của các thành viên trong xã hội, cơ chế thực hiện kế hoạch đó lại tạo ra sự lạm dụng, đặc quyền, đặc lợi cho một số Ýt người làm ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của Nhà nước. Theo sự vận động, phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hóa đã từng bước được đổi mới. Kế hoạch chuyển dần từ mệnh lệnh, tập trung, bao cấp từ phía Nhà nước đồng thời lại chi tiết đến từng nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của mỗi cá nhân thành kế hoạch mang tính vĩ mô, định hướng chiến lược trên từng lĩnh vực xã hội, thể

hiện thông qua các chương trình quốc gia phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, theo thời hạn 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm... Trong các chương trình quốc gia đó, Nhà nước xác định các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và phương thức thực hiện. Tuy vậy, các chương trình quốc gia để giải quyết các vấn đề xã hội trong thời gian qua mới chỉ tập trung vào các chương trình và dự án đầu tư của Nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm, phòng chống tội phạm..., nhìn chung vẫn chưa có được một chương trình mang tính chiến lược tổng thể. Trong thời gian tới cần đổi mới cơ bản công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường dự báo, nâng cao chất lượng định hướng, giữ vững các cân đối vĩ mô, kết hợp với sử dụng các công cụ khác như chính sách, pháp luật...

2.3.4.2. Biện pháp kinh tế

Nhà nước bằng các đòn bẩy kinh tế, bằng tiềm lực kinh tế để thực hiện chức năng của mình. Nội dung của biện pháp kinh tế chính là sự quản lý bằng lợi Ých, thông qua lợi Ých của các thành viên, của cộng đồng và của toàn xã hội. Trong thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước tập trung sử dụng các biện pháp kinh tế sau:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Nhà nước chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đầu tư cho các công trình công cộng thiết yếu, vì lợi Ých chung của cộng đồng.

Thứ hai, hỗ trợ vốn và thực hiện các chương trình đầu tư để giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội cũng như của một bộ phận dân cư nào đó, như lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo...

Thứ ba, điều tiết thu nhập và khuyến khích các chủ thể khác tham gia thực hiện chính sách xã hội thông qua công cụ chủ yếu là thuế. Với vai trò của mình, Nhà nước chủ động sử dụng quyền phân phối lại của mình để tạo

thêm động lực phát triển. Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh mối quan hệ phân phối của cải dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội. Ngoài chức năng tạo nguồn cho Ngân sách Nhà nước, nuôi dưỡng bộ máy nhà nước... thì chức năng quan trọng của thuế là điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng của xã hội. Các nhà nước đều sử dụng pháp luật về thuế như là một công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

Nhà nước quy định việc miễn giảm một số loại thuế và một số chính sách ưu đãi khác đối với các đơn vị sử dụng lao động ưu tiên sử dụng lao động là các đối tượng chính sách xã hội hoặc những đối tượng lao động đặc biệt. Bộ luật lao động quy định: "Những nơi thu nhận người lao động là người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người tàn tật học nghề...

Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỉ lệ quy định thì được

Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động là người tàn tật" (Điều 125), "Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ" (Điều 110). Tuy nhiên trên thực tế, nhiều khi các quy định này chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh.

Quy định và thu thuế thu nhập là một trong những biện pháp kinh tế để Nhà nước thực hiện chức năng xã hội. Trước đây, trong điều kiện nền kinh tế tập trung, bao cấp, Nhà nước không thu thuế này đối với dân cư. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn, đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào quá trình hình thành thu nhập dân cư, để điều tiết, giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các tầng líp dân cư và huy động sự đóng góp của những người có thu nhập cao vào Ngân sách Nhà nước nhằm tạo cơ sở tài chính để Nhà nước thực hiện

các chính sách xã hội, vì sự phát triển xã hội. Nhưng theo chúng tôi, thuế thu nhập còn có sự mâu thuẫn về vấn đề lợi Ých giữa Nhà nước, xã hội và những đối tượng chịu thuế, còn bất hợp lý trong quy định mức thu nhập để tính thuế giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, không khuyến khích người lao động đạt thu nhập cao. Thực tế việc xác định chính xác thu nhập làm căn cứ tính thuế rất khó khăn bởi thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế khác xa nhau, cơ sở pháp lý lại chưa đầy đủ, do đó luật thuế này chưa thực sự đi vào cuộc sống. Để có thể đảm bảo quyền lợi của nhân dân, đảm bảo sự điều tiết hợp lý giữa các lợi Ých và công bằng xã hội, Nhà nước cần nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định về thuế thu nhập theo hướng: xác định mức thu nhập, khoản thu nhập phải chịu thuế, tỉ suất thuế cho phù hợp trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự đoán khoa học xu hướng vận động biến đổi của các yếu tố như mức tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, giá cả, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, mức thu nhập của người lao động, bảo đảm công bằng xã hội; xác định yêu cầu hợp lý giữa phân phối lại thu nhập và tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh để khuyến khích đầu tư, khuyến khích tăng trưởng kinh tế.

nhập còn có sự mâu thuẫn về vấn đề lợi ích giữa Nhà nớc, xã hội và những đối tợng chịu thuế, còn bất hợp lý trong quy định mức thu nhập để tính thuế giữa công dân Việt Nam và ngời nớc ngoài làm việc tại Việt Nam, không khuyến khích ngời lao động đạt thu nhập cao. Thực tế việc xác định chính xác thu nhập làm căn cứ tính thuế rất khó khăn bởi thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế khác xa nhau, cơ sở pháp lý lại cha

đầy đủ, do đó luật thuế này cha thực sự đi vào cuộc sống. Để có thể đảm bảo quyền lợi của nhân dân, đảm bảo sự điều tiết hợp lý giữa các lợi ích và công bằng xã hội, Nhà nớc cần nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định về thuế thu nhập theo hớng: xác định mức thu nhập, khoản thu nhập phải chịu thuế, tỉ suất thuế cho phù hợp trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự đoán

khoa học xu hớng vận động biến đổi của các yếu tố nh mức tăng trởng của nền kinh tế, lạm phát, giá cả, nhu cầu tiêu dùng của dân c, mức thu nhập của ngời lao động, bảo đảm công bằng xã hội; xác định yêu cầu hợp lý giữa phân phối lại thu nhập và tái đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh để khuyến khích đầu t, khuyến khích tăng trởng kinh tế.

2.3.4.3. Biện pháp hành chính

Đây là biện pháp sử dụng trong các hoạt động mang tính chấp hành - điều hành, là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thông thường, biện pháp hành chính được hiểu là trong những trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra những quyết định bắt buộc đối với các chủ thể khác, thực hiện vai trò của chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chức năng (như Chính phủ quản lý các Bộ, quản lý các dự án)... Biện pháp này thể hiện tính quyền lực trong thực hiện chức năng nhà nước, như: cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định những quy tắc xử sự chung, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan cấp dưới, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới.

buộc đối với các chủ thể khác, thực hiện vai trò của chủ thể quản lý đối với các đối tợng quản lý trong quá trình thực hiện chức năng (nh Chính phủ quản lý các Bộ, quản lý các dự án)... Biện pháp này thể hiện tính quyền lực trong thực hiện chức năng nhà nớc, nh: cơ quan nhà nớc cấp trên có thẩm quyền quy định những quy tắc xử sự chung, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan cấp dới, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của cấp dới.

2.3.4.4. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền

Biện pháp này mang tính thuyết phục, là hoạt động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra mét ý thức về lối sống trong cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo thãi quen sống và làm việc theo pháp luật.

Nhà nước vững mạnh là nhờ ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không phải bởi sự tăng cường trấn áp của bộ máy chuyên chính của Nhà nước đó nên Nhà nước ta coi đây là biện pháp cơ bản, nhằm tổ chức, động viên các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, tạo cơ sở bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhà nước nói chung và thực hiện chức năng xã hội nói riêng.

Cơ sở xã hội của biện pháp này trước hết xuất phát từ tính nhân dân của Nhà nước ta, Nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ lợi Ých của nhân dân; từ truyền thống tương thân, tương ái, "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta, dân téc ta từ bao thế hệ. Ngoài ra, các tầng líp nhân dân ta cũng có phần nào chịu ảnh hưởng của thuyết giáo Khổng tử mà theo đó, việc giáo dục, thuyết phục để thu phục nhân tâm được coi trọng...

Thuyết phục, giáo dục được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, động viên tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập tự cường và truyền thống dân téc, tuyên truyền giáo dục pháp luật...

để mọi người hiểu biết và tôn trọng luật pháp, hiểu được công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm mà tự giác tiến hành các hoạt động với tinh thần làm chủ.

Để giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục, thuyết phục là biện pháp đặc biệt quan trọng, đạt hiệu quả. Trong công tác xóa đói giảm nghèo tại mét số địa phương, đặc biệt là đối với vùng đồng bào các dân téc thiểu số, nơi khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, ngoài việc hỗ trợ về vật chất (vốn, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng...) do đặc thù của các vùng đó là đồng bào còn giữ những tập tục lạc hậu, thâm căn cố đế, giáo dục, thuyết phục đã góp phần quan trọng làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, nếp canh tác đã tồn tại từ bao đời của họ. Trong đấu tranh phòng

chống tệ nạn xã hội, tội phạm chúng ta đã tiến hành các biện pháp cụ thể như cảm hóa giáo dục người lầm lỗi, vận động cai nghiện tại cộng đồng... Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các phong trào vệ sinh, rèn luyện sức khỏe, phòng bệnh, phòng dịch, công tác dân số, bảo vệ môi trường...

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi biện pháp thuyết phục, giáo dục còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong quản lý nhà nước nói chung và trong thực hiện chức năng nhà nước nói riêng nếu chỉ chú trọng đến biện pháp thuyết phục thì không đủ, thậm chí còn có thể dẫn đến sai lầm vì nếu không áp dụng cưỡng chế hay coi nhẹ cưỡng chế nghĩa là dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô kỷ luật trong xã hội và trong bộ máy nhà nước. Nhưng cũng sẽ nguy hại không kém nếu chúng ta lạm dụng biện pháp cưỡng chế vì như vậy tất yếu sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền. Do đó, kết hợp một cách hợp lý hai biện pháp đó trên cơ sở những hoàn cảnh xã hội cụ thể là một việc làm cần thiết. Theo quan điểm của Lênin, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải thuyết phục, sau đó mới cưỡng bức trong bất luận trường hợp nào.

Cưỡng chế là biện pháp cuối cùng khi giáo dục, thuyết phục không đạt hiệu quả đồng thời cũng là sự bảo đảm cho phương pháp giáo dục, thuyết phục.

Bản thân biện pháp cưỡng chế cũng mang ý nghĩa giáo dục, nhằm mục đích giáo dục, thuyết phục để ngăn ngõa những hành vi vi phạm khác. Trong xu hướng nâng cao mức sống, nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa, tinh thần của nhân dân hiện nay, biện pháp cưỡng chế sẽ dần thu hẹp và biện pháp thuyết phục càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn.

Như vậy, mỗi phương thức thực hiện chức năng có ý nghĩa, tác dụng nhất định, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, để thực hiện có hiệu quả chức năng xã hội của Nhà nước cần

lùa chọn và kết hợp sử dụng các phương thức thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Trong tất cả các giai đoạn phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, ở bất kỳ điều kiện hoàn cảnh lịch sử nào, Nhà nước ta cũng thực hiện chức năng xã hội của mình. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế - xã hội, chức năng xã hội của Nhà nước có những thay đổi cơ bản:

- Nhà nước từ vai trò của người cung ứng tất cả các dịch vụ cơ bản trong xã hội đã chuyển thành người khởi xướng và tổ chức các quá trình xã hội, điều tiết các vấn đề xã hội thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và một số loại hoạt động cụ thể khác.

- Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường, chức năng xã hội được quan tâm hơn, có những điều kiện thực tế để đảm bảo thực hiện hiệu quả hơn nhưng đồng thời cũng có những khó khăn nhất định.

2. Những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay gồm:

Thứ nhất, Nhà nước xây dựng chính sách xã hội và pháp luật về các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội là hệ thống các chủ trương và biện pháp do Nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề xã hội theo hướng xác lập và bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người và bảo đảm an toàn xã hội cho công dân. Chính sách xã hội thể hiện bản chất của Nhà nước ta, là sự cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng cộng sản và luôn được thể hiện dưới hình thức pháp lý. Đổi mới chính sách xã hội là đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu vì con người, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 137 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w