1.2.2.1. Mối liên hệ của chức năng xã hội với chức năng bảo vệ an ninh chính trị
Theo nguyên lý của học thuyết mác-xít về Nhà nước, tất cả các Nhà nước với tính cách là bộ máy quyền lực của giai cấp thống trị đều thực hiện chức năng bảo vệ an ninh chính trị (trước đây một số học giả dùng "chức năng chuyên chính, trấn áp", "chức năng thống trị chính trị") và chức năng xã hội. Như các chức năng khác của Nhà nước, chức năng này tồn tại một cách khách quan, được xác định xuất phát từ bản chất của Nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng kiểu Nhà nước, của từng Nhà nước mà chức năng này có nội dung, phương thức thực hiện khác nhau trong từng chế độ xã hội nhưng nhìn chung, trong bất kỳ một Nhà nước nào, chức năng này
đều nhằm khẳng định, duy trì và củng cố vị trí thống trị về chính trị, kinh tế và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác trong xã hội, trấn áp các giai cấp, các lực lượng đối địch, duy trì các quan hệ chính trị theo ý chí, lợi Ých của giai cấp thống trị để bảo vệ chế độ xã hội đó theo một trật tự mà giai cấp thống trị đặt ra, nhằm tạo ra sự ổn định về chính trị. Chức năng này do tất cả các khâu cơ bản của cơ chế nhà nước thực hiện, thể hiện một cách rõ nét nhất bản chất giai cấp của Nhà nước.
Trong điều kiện hiện nay, nội dung cơ bản đồng thời cũng là mục tiêu của chức năng bảo vệ an ninh chính trị của Nhà nước ta là bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố khối đoàn kết liên minh công, nông, trí thức và nhân dân lao động, khối đại đoàn kết các dân téc anh em trên đất nước Việt Nam và kiều bào ở nước ngoài, trấn áp sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với chế độ chính trị và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ bản chất nhà nước, từ đặc điểm của thời kỳ quá độ, Nhà nước ta hiện nay vẫn phải thực hiện chuyên chính đối với các thế lực phản động chống đối lại Nhà nước, lợi Ých của dân téc. Chức năng này càng trở nên quan trọng trong việc chúng ta phải đối mặt với âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta không ngừng tăng cường sức mạnh về mọi mặt, sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Đảng ta đã nhấn mạnh: "Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước. Không ngừng nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới..." [26, tr. 16-17].
Trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này thể hiện tập trung ở những điểm chính sau:
- Chức năng bảo vệ an ninh chính trị là tiền đề quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng xã hội: Trên quan điểm giai cấp, lợi Ých giai cấp mà Nhà nước thực hiện chức năng xã hội, có nghĩa là chức năng bảo vệ an ninh chính trị là tiền đề của chức năng xã hội, giữ vị trí chi phối trong quan điểm, phương hướng, nội dung và mức độ thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Đồng thời, khi thực hiện tốt chức năng bảo vệ an ninh chính trị, giữ ổn định chính trị, ổn định trật tự xã hội, Nhà nước có điều kiện tập trung một cách tốt nhất các nguồn tài lực, vật lực để chăm lo một cách toàn diện cho tất cả các thành viên trong xã hội.
- Chức năng xã hội là cơ sở bảo đảm thực hiện chức năng bảo vệ an ninh chính trị. Chức năng xã hội được quan tâm đúng mức sẽ tạo sự phát triển toàn diện, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với chế độ, với Nhà nước, góp phần quan trọng cho việc ổn định xã hội, ổn định và phát triển kinh tế, ổn định chế độ chính trị, bảo vệ chế độ Nhà nước như Ăngghen đã khẳng định: "... ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chõng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó" [46, tr. 253].
Mét giai cấp nhất định chỉ có thể duy trì được sự thống trị của mình như là một tất yếu lịch sử chõng nào nền thống trị Êy còn có khả năng thực hiện được các chức năng xã hội mà thời đại lịch sử đòi hỏi ở nó nên các giai cấp thống trị đều tìm mọi cách kết hợp chức năng thống trị giai cấp với chức năng xã hội của Nhà nước chõng nào còn có thể [38, tr. 78-79]. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây, với cách lập luận đơn giản, một chiều như: lợi Ých của giai cấp công nhân về căn bản phù hợp với lợi Ých của đại đa số quần chúng nhân dân lao động; tính giai cấp là bản chất số một của Nhà
nước... nên thực tế, Nhà nước còn xem nhẹ hoặc chưa quan tâm đúng mức đến chức năng xã hội.
Vì vậy, để giữ vững bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, xuất phát từ nhu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo cho việc thực hiện chức năng bảo vệ an ninh chính trị, Nhà nước ta phải đặc biệt coi trọng chức năng xã hội.
1.2.2.2. Mối liên hệ giữa chức năng xã hội với chức năng kinh tế của Nhà nước
Bất kỳ một Nhà nước nào cũng tồn tại và phát triển trên cơ sở một nền tảng kinh tế nhất định với một phương thức sản xuất đặc thù nên việc Nhà nước bảo vệ phương thức sản xuất là cơ sở tồn tại của nó và điều tiết các quan hệ kinh tế là một tất yếu khách quan. Chức năng kinh tế được hình thành xuất phát từ vai trò kinh tế của Nhà nước, thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nước đối với đời sống kinh tế, là phương diện hoạt động mà trong đó, Nhà nước tác động, điều tiết bằng những phương pháp đặc thù đối với lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ điều tiết, nội dung, phương thức thực hiện chức năng trong từng kiểu Nhà nước, ở từng giai đoạn lịch sử có khác nhau.
Các Nhà nước cổ đại tác động vào kinh tế thông qua ba phương thức chủ yếu:
làm đường giao thông, sản xuất tiền tệ và dự trữ lương thực [52, tr. 109]. Bằng pháp luật và bạo lực, Nhà nước phong kiến coi việc bảo vệ độc quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến bằng chế độ sở hữu tối cao về ruộng đất của Nhà nước phương Đông hay chế độ đẳng cấp của Nhà nước phương Tây là vấn đề quan trọng hàng đầu; củng cố quyền sở hữu phong kiến, bóc lột và ràng buộc nông dân vào giai cấp địa chủ phong kiến thông qua ruộng đất. Nhà nước phong kiến, trong chõng mực nhất định đã tham gia vào các hoạt động như đắp đê, làm thủy lợi, khai hoang, di dân, thực hiện những chính sách tài chính, đất đai... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khác với Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản
thực hiện sự can thiệp vào kinh tế bằng việc thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại thương, tạo điều kiện cho tù do cạnh tranh phát triển. Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, Nhà nước tư sản bảo vệ tự do cạnh tranh, bảo vệ lợi Ých cho toàn bộ giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản hiện đại bảo vệ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa mà chủ yếu là bảo vệ lợi Ých của các nhóm tư bản độc quyền đồng thời bảo vệ sở hữu của chính mình. Nhà nước tư sản đã sử dụng nhiều chính sách kinh tế và hệ thống luật pháp để hạn chế yếu tố tự phát, vô chính phủ - những khuyết tật của nền kinh tế thị trường tự do. Mặc dù tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội tiềm tàng nhưng nhiều Nhà nước tư sản hiện đại vẫn ổn định, phát triển nhờ vào sự điều tiết và khả năng tổ chức, sử dụng khá linh hoạt và khoa học các phương tiện, kỹ thuật và công cụ quản lý của Nhà nước. Chức năng kinh tế trở nên quan trọng hơn nhờ chính các thành công mà nó mang lại. Có thể vì vậy mà một số học giả cho rằng chức năng kinh tế của Nhà nước chỉ hình thành từ Nhà nước tư sản. Tuy nhiên, dù có những thay đổi nhất định trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng Nhà nước tư sản thực hiện chức năng kinh tế về cơ bản là vì quyền lợi của giai cấp tư sản, là nhằm mục đích bảo vệ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở tồn tại của xã hội tư bản. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, mặc dù có những thành công nhất định nhưng vẫn không thể đạt được sự điều hòa hoặc xóa bỏ được các mâu thuẫn vốn có của xã hội đó. Trong chủ nghĩa xã hội, Nhà nước không chỉ là tổ chức của quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp tổ chức và quản lý nền kinh tế. Trong điều kiện của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chức năng kinh tế của Nhà nước được thể hiện trong đường lối điều tiết kinh tế vĩ mô, nhằm bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, điều tiết các quan hệ kinh tế vĩ mô và vi mô [79, tr. 93].
Ở nước ta, cũng như ở bất kỳ một Nhà nước xã hội chủ nghĩa nào, chức năng kinh tế là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Trong
hơn 50 năm qua, chức năng này được quan tâm đáng kể và đã thu được nhiều kết quả, tác động trực tiếp tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của đất nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã chỉ rõ: "Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả mọi sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa" [25]. Đường lối, chính sách về phát triển kinh tế của Đảng đã được thể chế hóa trong pháp luật. Hiến pháp 1992 quy định:
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dùa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Đ ềi u 15 đã sửa đổi, bổ sung).
Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách (Đ ềi u 26) [37, tr. 22].
Trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc đó, hàng loạt các đạo luật và các văn bản pháp luật kinh tế khác được ban hành, được điều chỉnh cho phù hợp với sự vận động, phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
Đại hội IX coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xác định nội dung chức năng kinh tế của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay: định hướng sự phát triển các ngành kinh tế và các vùng, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt, nỗ lực phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán, tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế... Tư tưởng chỉ đạo đó thể hiện trong các chính
sách và biện pháp lớn nhằm thực hiện chức năng này: Sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế quốc dân phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đổi mới và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại... Nội dung của chức năng này bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cần giải quyết, trong đó, công tác kế hoạch hóa, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế là những vấn đề then chốt [77, tr. 191].
Ở nước ta, chức năng xã hội và chức năng kinh tế của Nhà nước có tính quy định, ràng buộc lẫn nhau, là sự liên hệ của hai yếu tố trong cùng một hệ thống. Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước hướng vào việc xác định và điều tiết các lĩnh vực quan trọng nhất, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế, công bằng kinh tế từ đó góp phần và tạo cơ sở bảo đảm công bằng xã hội; lợi Ých kinh tế gắn với lợi Ých xã hội. Bản thân chức năng kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước ta mang tính xã hội sâu sắc: "Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân..." (Đ ềi u 16, Hiến pháp 1992). "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người"
[27, tr.73].
Trong điều kiện hiện nay, thực hiện tốt chức năng kinh tế là tạo cơ sở và tiền đề kinh tế vững chắc để thực hiện chức năng xã hội. Nhà nước dùng mọi biện pháp hữu hiệu để hướng dẫn, điều tiết các quá trình kinh tế, tác động vào nền kinh tế nhằm tạo môi trường kinh tế lành mạnh, phần bổ nguồn lực một cách tối ưu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời góp phần phát triển xã hội một cách hài hòa. Nhà nước thực hiện việc cải cách nền kinh tế nhưng không
quá mức độ, quá giới hạn cần thiết, bảo đảm sự cân bằng giữa kinh tế và xã hội, không gây tác động xấu đến mức sống, đến công ăn việc làm của nhân dân và đảm bảo kiểm soát được các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tù bản thân các vấn đề kinh tế trong kinh tế thị trường luôn tạo ra những nguy cơ bất ổn định. Vì vậy, chức năng xã hội nhằm bổ khuyết, khắc phục những mặt trái của nền kinh tế, tạo sự ổn định và các điều kiện về mặt xã hội để thực hiện tốt chức năng kinh tế.
Trước đây, có lúc, do chủ quan, duy ý chí, không nhận thức đầy đủ quy luật kinh tế khách quan, không thấy được sở hữu là sự kết hợp mang tính mâu thuẫn của hai thái cực trong mối quan hệ giữa chung và riêng nên chúng ta đã tuyệt đối hóa sở hữu công cộng, dẫn đến kết quả không tạo được sự phát triển kinh tế, không tạo được cơ sở vật chất để thực hiện chức năng xã hội và vì thế mà mọi trách nhiệm giải quyết các công việc của đời sống xã hội đương nhiên đều thuộc về Nhà nước. Từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách thừa nhận và xác định các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu đan xen, tạo lập sự bình đẳng về mặt pháp lý đối với các hình thức sở hữu đó cũng như đối với các chủ thể trong các quan hệ kinh tế đan xen trong điều kiện kinh tế thị trường. Mỗi hình thức sở hữu đều có những tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các Mác đã từng phê phán chế độ tư hữu nhưng đồng thời ông cũng thấy được nhân tố tích cực của nó khi ông kết luận nguyên nhân sâu xa của sự trì trệ,
lạc hậu trong kinh tế, chính trị, quản lý xã hội... trong phương thức sản xuất châu Á chính là do không có sở hữu tư nhân về đất đai.
Có thể nói, chức năng kinh tế và chức năng xã hội của Nhà nước ta hiện nay vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau trong sự thống nhất hữu cơ.
Một trong những cơ sở của sự thống nhất đó là việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu, đó là bảo đảm sự phát triển bình đẳng và