Trong thơ ca hiện đại

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1: VĂN HÓA LÀNG QUÊ VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DUY- ĐỒNG ĐỨC BỐN - PHẠM CÔNG TRỨ

1.2. Sự thể hiện của văn hóa làng quê trong nền thơ ca dân tộc

1.2.3. Trong thơ ca hiện đại

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược nước ta. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế, chính trị văn hóa xã hội của nước ta thay đổi về căn bản. Đặc biệt là sự đổi thay về văn hóa văn học. Làn sóng văn hóa Tây phương đã ồ ạt vào nước ta tạo cho văn học nước nhà một luồng sinh khí mới - một cuộc cách mạng trong thi ca xuất hiện đã đưa nền thi ca của dân tộc bước vào một quỹ đạo mới.

Những năm 1930 - 1945, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện đồng thời nhiều dòng văn học: hiện thực phê phán, lãng mạn, cách mạng. Đây là giai đoạn đánh dấu sự trở lại của nhiều đề tài mang tính xã hội, trong đó nông thôn Việt Nam là một đề tài được giới sáng tác đặc biệt quan tâm. Làng quê được thể hiện với tất cả sự đa dạng, phong phú ở mọi thể loại văn học: thơ ca, văn xuôi, ký, phóng sự…

Văn hóa làng quê với những giá trị bản sắc truyền thống dưới tác động của chính sách văn hóa chủ nghĩa thực dân và sự tác động của văn minh công nghiệp, đã có những bước xáo trộn, đan xen nhiều yếu tố phức tạp. Bộ mặt văn hóa đang bị biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi này đã được thể hiện trong nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà thơ… Trong đó, các thi sĩ thơ ca lãng mạn miệt mài đi tìm những nét đẹp văn hóa truyền thống đã tồn tại trong quá khứ hoặc vẽ ra một viễn cảnh đẹp đẽ trong tương lai, cùng hướng tới một hiện thực lý tưởng, hiện thực chỉ có trong mơ ước. Tất cả thế giới

được lãng mạn hóa, thi vị hóa. Đây cũng là nét tính cách nổi bật trong tâm thức văn hóa người Việt.

Cảm hứng viết về làng quê xuất hiện ở nhiều tác giả trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945 như: Tế Hanh, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh, Nam Trân… Đó là một miền quê hiện lên êm ả, dịu nhẹ trong hình ảnh người mẹ của Lưu Trọng Lư:

Hình dáng me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu thưa

(Nắng mới, Lưu Trọng Lư)

Nhà thơ Hồ Dzếnh lại tha thiết nhớ làng nhỏ bên sông với hình ảnh người chị gái áo lụa, má đào:

Chị tôi giặt lụa bờ ao

Trời trong nắng ửng, má đào ghẹo duyên (Quê hương)

Và đây nữa, làng quê Việt hiện lên với nét đẹp êm đềm, thanh nhẹ rất tiêu biểu cho không gian nông thôn Việt Nam:

Làng tôi gió nhỏ thênh thênh Mưa thưa nhè nhẹ trăng lên dịu dàng

Làng tôi- khôn nói hết làng Có người cứ mỗi chiều làng nhớ tôi (Nhớ làng, Yến Lan)

Đặc biệt những nét đẹp văn hóa làng quê tập trung đậm đặc trong nhóm thi sĩ đồng quê: Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Nguyễn Bính.

Anh Thơ vẽ lên một bức tranh với những hình ảnh: con đò, bến bãi, dòng sông đặc trưng cho làng quê Việt Nam bằng ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm đẹp đến say lòng:

Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa Và dầm mưa dòng sông trôi dào dạt

Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ (Bến đò ngày mưa)

Đoàn Văn Cừ lại thể hiện nét đẹp của làng thôn quê qua bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người trong xóm tưng bừng ra chợ tết (Chợ Tết)

Còn Nguyễn Bính lại góp thêm một hương vị riêng có trong bức tranh quê bằng sắc màu của nỗi nhớ hồn quê. Hình ảnh quê hương hiện lên trong thơ ông không chỉ bằng mắt thấy, tai nghe mà phải bằng tâm cảm. Bức tranh quê trong thơ Nguyễn Bính được kết tinh bằng sức gợi mở nhiều chiều của chi tiết thơ.

Này đây những nắng, gió, trăng mênh mông bát ngát như ru hồn ta về với miền quê trong trẻo, thân tình:

Giếng khơi mưa ngập nắng tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

(Qua nhà) Hoặc:

Em ở mình đây nhà trống trải Trăng vàng đầy ngõ gió mênh mông

(Hoa với rượu)

Và đây nữa, hình ảnh thân thương của làng quê lại hiện về sống động, khắc khoải trong lòng đứa con xa quê, đang mơ ngày trở về quê mẹ:

Thôn Vân có biếc có hồng

Hồng trong nắng sớm biếc trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều

Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay Quả lành trĩu nặng nhành cây Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen

(Anh về quê cũ)

Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công mở ra một trang sử mới cho dân tộc, cho thơ ca Việt Nam. Cùng với những vần thơ cách mạng cháy lửa, những vần thơ viết về làng quê và các giá trị văn hóa dân tộc vẫn tiếp tục được phát triển nhưng trên một bình diện mới. Đó là làng quê trong kháng chiến với những con người thắm tình đồng chí, đồng bào, sẵn sàng hi sinh vì sự sống của dân tộc. Dòng tình cảm thắm thiết với quê hương “vẫn không ngững tuôn chảy cho đến hôm nay, để chờ có tiếp những câu thơ về bao miền đất mới, những vùng quê - để nói về sự sống và dáng nét có tự bao đời”[41;137].

Trong thời kỳ chống Pháp, các nhà thơ như: Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Chính Hữu, Tố Hữu… đã vẽ nên khung cảnh làng quê kháng chiến với những sắc màu khác nhau. Hoàng Cầm đưa ta về với quê hương Kinh Bắc- mảnh đất ngàn năm văn vật với:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

(Bên kia sông Đuống)

Đến thơ ca chống Mỹ, mạch tình cảm truyền thống thể hiện tình cảm quê hương, đất nước vẫn được tuôn chảy nhưng lại được thể hiện ở mức độ khác: cao hơn, sâu sắc hơn, và thấm thía hơn.

Nhà thơ Tế Hanh với chất thơ hồn hậu đã vẽ nên bức tranh quê trong kí ức những ngày xa quê đẹp như miền ca dao, cổ tích:

Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

(Nhớ con sông quê hương)

Quê hương hiện lên thật quen thuộc, thiêng liêng và cao quý. Nhà thơ Giang Nam từ sự cảm xúc, rung động về quê hương trong kháng chiến đã thắp lên những câu thơ nặng tình, nặng nghĩa, lòng biết ơn và hi vọng vào tương lai:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi

(Quê hương)

Nhà thơ Lê Anh Xuân Trở về quê nội để được tắm mình trong vẻ đẹp đằm thắm của quê hương từ con sông, rặng dừa, hàng rào dâm bụt, vườn nhỏ sầu riêng và người em gái tươi tắn, xinh đẹp:

Em ơi, sao tóc em thơm vậy Hay em đi qua vườn sầu riêng Ta yêu giọng em cười trong trẻo Ngọt ngào như nước dừa xiêm

Còn Trần Đăng Khoa lại tạo nên một thế giới thơ riêng biệt của tuổi thơ khi viết về nông thôn Việt Nam thời chống Mỹ bằng những câu thơ chan chứa tình yêu quê.

Yêu quê hương là yêu những gì bình dị tươi tắn, yêu những con người chân chất, giản dị, mộc mạc, hay lam hay làm:

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy

(Hạt gạo làng ta)

Chiến tranh kết thúc, Việt Nam bước vào thời kỳ mới, nhiều nhà thơ đã tìm về với cội nguồn dân tộc, trở về với những giá trị đạo đức, thẩm mỹ lâu đời như: Nguyễn

Khoa Điềm, Ngô Văn Phú, Đỗ Trung Quân, Bùi Giáng, Lê Đình Cánh. Quê hương đã trở thành tình cảm thiêng liêng và là nguồn thi hứng bất tận trong thơ các anh:

Cánh cò như dán vào mây Lúa vàng đang độ hây hây nắng vàng

Sếu, dang cánh xếp xuôi hàng Trời xanh thư thả như càng xanh thêm

Tù mù cánh vạc ăn đêm

Sương khuya đậu phải cành mềm đất ơi Thanh cao hạc trở lại đời

Vẫn bay riêng một khoảng trời thanh cao (Vườn chim)

Bằng tấm lòng yêu quê tha thiết, Lê Đình Cánh đã vẽ lên bức tranh quê với những hình ảnh rất đặc trưng cho làng quê Việt Nam: một không gian yên ả thanh bình, những con cò, con hạc xen lẫn với màu vàng ruộm ngồn ngộn sức sống giữa không gian cao xanh, thoáng đãng. Và đặc biệt sự thể hiện văn hóa làng quê tập trung đậm nét trong sáng tác của ba nhà thơ: Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ.

Họ tìm về với nguồn cội để ký thác tâm sự, những nỗi niềm của cả một thế hệ thi sĩ trong thời buổi văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một, mất đi bản sắc dân tộc.

Thả hồn vào tiếng thơ Việt Nam từ điệu hồn dân dã, mộc mạc của ca dao, dân ca đến những câu thơ mang đầy chí khí của văn học trung đại hay những vần thơ mượt mà lắng đọng đầy chất suy tư của thơ hiện đại, ta thấy mỗi nhà thơ đều tìm được điểm tựa căn cốt cho hồn thơ của mình khi tìm về với văn hóa truyền thống. Mỗi nhà thơ dù ở các thời khác nhau nhưng ở họ đều có mẫu số chung đó là tình yêu quê hương tha thiết. Hình ảnh quê hương với những nét đẹp từ nền văn hóa đậm đà luôn là nội dung mà các nhà thơ khao khát thể hiện. Và đó cũng chính là nhân tố quan trọng làm nên sức sống lâu bền cho các sáng tác viết về quê hương. Hình ảnh làng quê với những nét đẹp của văn hóa truyền thống đã đang và sẽ là suối nguồn mát trong mời gọi tâm hồn các thi sĩ. “Đây là những hoài bão trong sáng đẹp đẽ, những khát khao của cả cộng đồng và từng người Việt Nam ta. Tổ tiên ta diễn đạt những hoài bão và ước mơ này dưới những dạng văn chương biết bao phong phú và mãi mãi tươi đẹp cũng như trong văn học bác học với những tác phẩm văn học mà cho đến ngày nay chúng ta không hết ngạc nhiên về tầm cao và chiều sâu, cũng như giá trị nghệ thuật của nó”[24;39-40].

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)