Cảnh sắc làng quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 47 - 56)

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN, PHẠM CÔNG TRỨ

2.1. Cảnh sắc làng quê

2.1.2. Cảnh sắc làng quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

Đồng Đức Bốn viết nhiều về những mảng đề tài khác nhau trong cuộc sống nhưng ấn tượng hơn cả là những câu thơ viết về chốn nhà quê. Chất quê ở Đồng Đức Bốn cũng duyên dáng, tình tứ nhưng không giống với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ … Không nhìn làng quê bằng con mắt thi vị, Đồng Đức Bốn đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên làng quê bằng những nét hết sức chân thực. Nhận xét về thơ anh, Nguyễn Huy Thiệp đã viết: “Đồng Đức Bốn viết mỗi câu thơ giống như lời nói của các bà nông dân lam lũ yếm trễ ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai. Mỗi bài thơ giống như lời nói của trời, của đất, của cậu bé chăn trâu ít chữ, của người hành khách lang thang vô định…”[12;699]. Nhà nghiên cứu Đoàn Hương thì lại tinh tế nhận ra rằng: “Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về quê hương trong tâm tưởng của ta như chính nhà thơ đã viết [12;661]:

Bao nhiêu là thứ bùa mê

Cũng không bằng được nhà quê của mình

Chưa bao giờ Đồng Đức Bốn quên mình là một người nhà quê và tận sâu thẳm trái tim anh làng quê luôn luôn thắc thỏm: “Từ trong méo nặn lệch kê/ tôi ngồi thương nhớ đồng quê một mình” (Nhà quê). Tạo nên giọng thơ đậm đặc chất quê, Đồng Đức Bốn cũng như Nguyễn Duy thành công ở việc khắc họa cảnh sắc làng quê - nó như hồn vía của thơ anh.

Cảnh sắc làng quê trong thơ Đồng Đức Bốn được phác họa bằng những nét vẽ đơn giản, rất chân thực nhưng sinh động gắn với cái nghèo khó, lam lũ. Đúng như Vương Trí Nhàn đã nói: “Khung cảnh thì toàn những rơm rạ, cây cải, hoa dong riềng, bờ tre, bụi dứa, mùa sen, vườn cau, mảnh sành, gai rào, bụi tầm xuân, múi bưởi đào, dây tơ hồng héo quắt. Thiên nhiên thì chớp bể mưa nguồn, bèo dạt mây trôi, rồi nắng rét, rồi cơn gió chen ngang, gió giông bão tố…”[12;20]. Bức tranh ấy, khung cảnh ấy được tạo nên bởi nhiều sắc màu nhưng gam màu chủ đạo là cái màu xám buồn mênh mang nhưng không yếm thế.

Với một cảm quan nghệ thuật mang nặng tình quê, hồn quê nên hình ảnh mái nhà quê trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên hết sức chân thực - mái nhà ấy có cái xác xơ của đói nghèo trong rơm rạ, đã gắn bó sâu nặng với tuổi thơ đong đầy những nhọc nhằn, nắng mưa cùng tác giả. Vì thế nên dù ở đâu hay bất cứ khi nào, hình ảnh thân thương ấy luôn thường trực trong tâm hồn anh. Để rồi mỗi khi xa quê nó lại trào dâng lên mạnh mẽ:

Đi biển lại nhớ non xanh Xa xứ lại nhớ mái gianh quê nhà

(Gió như Phật vẫn ngồi tu tháng ngày) Mái gianh quê nhà đơn giản đến xác xơ ấy luôn là điểm nhấn quan trọng nhất trong bức tranh quê ở thơ anh. Bởi lẽ nó lưu giữ những kỉ niệm thiêng liêng của tình làng nghĩa xóm, của những khát vọng, ước mơ:

Nhà bạn cũng giống nhà tôi Mái gianh vách đất nhìn trời qua vung

Đêm nằm sao dột tứ tung

Tưởng đâu nước mắt người dưng lại về (Nhà quê)

Mái tranh quê nhà cũng là động lực giúp người ta vượt qua những khó khăn, gian khổ để vững vàng sống làm người:

Cũng nhờ mái rạ mái rơm Mà tôi vượt khỏi ngàn cơn bão lòng

(Đứng trong cơn bão mà trông) Mái nhà ở làng quê trong thơ Đồng Đức Bốn không hiện lên ở cái vẻ rực rỡ, giàu sang, quí phái mà ở cái thuần khiết thanh tao vẫn còn giữ được những nét hoang sơ từ trong bản thể .

Giữa mái nhà gianh in đậm cái nghèo đói đến quay quắt ấy là khu vườn quê với những cỏ cây thân thuộc, gần gũi với nhiều cuộc đời nơi thôn dã như cây rau mùng tơi, cây thuốc, một vài loài hoa: cúc tần, tầm xuân, dâm bụt… “Với Bốn sự huyền diệu của thơ là nằm trong cái bản chất của hồng hoang cỏ dại và những cây cành gần gũi nơi làng quê. Hồn thơ của Bốn là thứ hồn hoang quê mùa”[12;606].

Khổ thân cho cả bờ rào Dây tơ hồng héo quắt vào mùa thu

(Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn)

Gắn hồn mình sâu nặng với làng quê, Đồng Đức Bốn đã trân trọng và tinh tế nhận ra trong cái khắc khổ của cảnh sắc là những khát vọng lớn lao của những tâm hồn:

Thập thò trong bụi tre gai Hoa dong riềng của nhà ai nở hồng

Nhà ai cô gái chưa chồng

Mượn màu hoa để ngóng trông người về (Hoa dong riềng)

Đắm mình trong khu vườn yêu dấu, anh đã phát hiện ra thứ duyên quê đầm ấm từ làn hương bồ kết còn vương trên tóc:

Em ngồi chải nắng vào trưa

Trong hương bồ kết thơm vừa vừa thơm (Mưa gió về đâu)

Lục bát của Đồng Đức Bốn ngoài sự mượt mà, đằm thắm, tình cảm còn gợi ra sự sắc nhọn, gai góc của những cảnh đời lam lũ. "Lục bát ở Đồng Đức Bốn không nhịp nhàng mà cứ như cái gì ngắc lại nghẹn nghẹn. Thứ lục bát đó góp thêm vào cái cảm giác quê mùa hoang dại chung của thơ Đồng Đức Bốn”[12;30]. Chính vì thế mà hình ảnh gai quê được anh nhắc đến nhiều lần như một ám ảnh nghệ thuật và trở thành hình ảnh độc đáo viết về làng quê, tạo nên nét đặc trưng riêng có của thơ anh. Nó là thứ cây đặc biệt không tên gọi về chủng loại, hình hài và màu sắc cụ thể nhưng dường như nó lại có mặt khắp nơi ở làng quê, mọc đầy trên trang thơ của anh:

Tìm em ở bến không chồng Thì tôi lạc giữa vườn hồng lắm gai hay:

Chạy mưa không chạy qua rào Sao áo em bị gai cào rách lưng (Viết ở bờ sông) Ngay cả đến đáy sông cũng đầy những gai rào:

Đã nông lại lắm gai rào

Tưởng trong sạch thế mà sao vẫn bùn

(Đi qua bến lở sông bồi)

Cũng như Nguyễn Duy, viết về cảnh sắc làng quê Đồng Đức Bốn không quên điểm vào đó không gian của những loài hoa tỏa hương đã làm nên sức quyến rũ ngàn đời ở chốn nhà quê của mình. Tuy nhiên, hoa trong thơ anh cũng mang đầy tâm trạng của con người đa tình. Đồng Đức Bốn là người hay hoài niệm về mẹ, về người tình, về sự vật. Nhìn hoa cải nở, anh lại xót xa nhớ về ký ức thuở dại khôn mà thấy đắng lòng, nhớ thương:

Mỗi lần cây cải nở hoa Thì tôi lại nhớ người ta chưa về

Mỗi lần cỏ dại trên đê

Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng

Bây giờ em đi lấy chồng Tôi giờ về lại bến sông tìm mình

(Chuông chùa kêu trong mưa)

Đọc thơ Đồng Đức Bốn ta bắt gặp một cái tôi lãng tử bất cần, ngông nghênh trong dòng đời nhưng cũng đầy nỗi xót đau, bầm dập:

Thương mình lặn lội đường xa Vào rừng tìm mãi một hoa cải ngồng

Thế rồi phải quay ra không Tìm mình ở phía cánh đồng đang mưa

(Thương mình lặn lội đường xa) Đến với thơ Đồng Đức Bốn, chúng ta bắt gặp tầng tầng lớp lớp hình ảnh quen thuộc của làng quê. Thiên nhiên làng quê trong thơ anh được nhìn bằng cái tình của người trong cuộc. Vì thế nắng, gió, trăng sao, cỏ cây hoa lá… không còn là cảnh sắc của đất trời nữa mà nó đã trở thành một phần máu thịt của con người, nhuốm đầy tâm trạng. Mỗi vần thơ về cảnh sắc làng quê trong thơ anh như phảng phất linh hồn dân tộc từ ngàn năm vọng lại ở điệu lục bát tinh anh, tình tứ. Nhưng có lẽ đặc sắc trong hồn quê của Đồng Đức Bốn ở bức tranh thiên nhiên là những hình ảnh được kết tinh từ trăng, cỏ dại và sông quê.

Phiêu du vào thiên nhiên thơ Đồng Đức Bốn, ta được đắm mình trong bức tranh thơ tràn ngập ánh trăng, ánh sao. Ai đã từng sống ở làng quê, đã từng trải lòng mình trong những đêm trăng sáng, được ngắm nhìn ánh sáng xanh đầy quyến rũ ấy mới cảm nhận được hết vẻ đẹp dịu dàng, huyền ảo đến say lòng của thiên nhiên. Đồng Đức Bốn phải lòng trăng quê tự lâu lắm rồi, nên dù Đã đành ngang dọc sơn hà, anh vẫn thiết tha về lại quê nhà để được thăng hoa cùng vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo, quyến rũ của trăng quê:

Đã đành ngang dọc sơn hà Cũng nên về chốn quê nhà ngắm trăng

Tuy nhiên, trăng trong thơ anh không chỉ hiện lên với vẻ đẹp vốn có của nó mà nó còn mang nhiều dáng hình, tâm trạng, là trăng gầy, trăng cong, trăng tròn, trăng khuyết, trăng vàng, trăng liềm, trăng ngà:

Chênh vênh một chiếc trăng gầy

Đường non khúc khuỷu sương bay nhạt nhòa (Thức với Côn Sơn)

Muôn vàn ngọn giáo rung cây Trả em trăng khuyết mưa mây sao đành

(Nợ em)

Rồi có lúc vẫn vầng trăng ấy lại đầy xót xa vì nó gắn với tâm trạng buồn đau, nỗi cô đơn mất mát

Ngang trời tiếng vạc mảnh mai

Chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi

(Cái đêm em ở với chồng)

Trăng thơ mộng không chỉ làm sáng nhân gian mà trăng còn gọi lời tình yêu:

Trong lòng một chiếc trăng treo Trong trăng hai mảnh hồn treo lững lờ

Qua cái nhìn biến ảo của Đồng Đức Bốn, trăng hiện lên đầy chất tạo hình, gợi lên cái mộng mị, mông lung, biến thành một công cụ trần gian:

Rút trăng buộc lại con đò Thu lời em hát chỉ cho riêng mình

Và đây nữa, làng quê hiện lên với hình ảnh thiên nhiên thi vị, huy hoàng nhưng lòng người lại vô cùng đau vì nỗi đơn lẻ:

Sao rơi cháy cả đôi bờ Mà anh thì cứ bơ vơ giữa trời

(Đêm sông Cầu) Quê nhà chẳng có đâu bằng

Anh đi rất nhớ sao giăng trắng trời

(Đã đành ngang dọc sơn hà)

Cây cỏ - ngọn cỏ là một “thứ bản thể của thi nhân tự thú ám ảnh trong thơ Đồng Đức Bốn”, tạo nên một mảng màu độc đáo trong bức tranh thơ của anh. Cỏ phiêu du non tươi và tràn đầy sức sống. Cỏ kết đọng trong mình những phẩm chất hoang dã của thi nhân. Hơn một lần cỏ gắn với tình yêu và nghĩa cả trong tình yêu của Đồng Đức Bốn :

- Thân trong mộ cỏ hoàng hôn - Cỏ xanh vì những lời yêu - Cỏ còn kết tóc xe tơ - Lời nói như cỏ mọc sương Nhìn đâu cỏ cũng như vừa mọc xanh Nhà thơ đã dệt nên một không gian mênh mang cỏ biếc:

Trong tiệm pha ấm trà tiên Ta mời ta giữa một miền cỏ non

(Anh ngồi uống cả một chiều heo may) Ngọn cỏ sống hồn nhiên, mãnh liệt đã làm tươi lại mảnh đất quê cằn cỗi, như xoa dịu đi những nỗi đau:

Cỏ xanh cho cả nỗi đau của mình (Viết ở bờ sông)

Với lối ví von hóm hỉnh, cỏ hiện lên có hình hài với phẩm chất của một kẻ lãng du, với phẩm chất tự do phóng khoáng, hoang dã giang hồ:

Giang hồ ở khắp mọi nơi

Mày như cỏ dại suốt đời lang thang

(Nói chuyện với những cây cỏ dại) Và cỏ được gắn với những ước mong vô cùng nhân bản: “Không được làm tấm lòng vàng/ Thì làm cỏ giữa nghĩa trang bốn mùa”.

Không chỉ đầy ắp hình ảnh của cỏ cây, hoa lá nơi vườn quê, trong thơ Đồng Đức Bốn còn mênh mông những hình ảnh dòng sông, bến nước, con đò. Chúng hiện

lên trong thơ anh với nhiều phiên bản khác nhau. Đó là con sông có tên và những con sông không tên. Tất cả đều hiện lên đầy mỹ cảm, ngập tràn tâm trạng. Là dòng sông Thương chở nặng những nỗi lòng đắng chát của cả một đời yêu:

Sông Thương như gỗ hóa trầm Mùi hương để vết tím bầm trên da

Sông Thương từ buổi em xa Tay anh quờ xuống hóa ra bị chàm

(Sông Thương)

Hay đó là con sông Cầu mang nặng niềm thương, nỗi nhớ, chuyên chở những ước vọng mong manh về một tình yêu không lời:

Thương ai mua mảnh giấy màu Gấp thuyền thả xuống sông Cầu nhẹ trôi

(Chợ Thương)

Đó còn là con sông lắng đọng phù sa mà mênh mang nỗi buồn:

Sông giờ đã lắng phù sa Sao mà cây cải nở hoa vẫn buồn

(Sang sông)

Là con sông chảy ngang lưng làng yên ả thanh bình, bồng bềnh đưa ru đã làm xao động trái tim thi sĩ:

Nhà em ở phố bờ sông

Bao giờ sóng cũng bập bồng ru đưa (Nhà em ở phố bờ sông)

Dòng sông ấy có lúc cũng cô đơn, đong đầy những nỗi niềm buồn đau, thất vọng:

Vớt buồn trên mặt sông trôi Bây giờ vẫn chỉ mình tôi giữa dòng

(Sang sông) Hay:

Sông mưa tầm tã trong chiều Tôi ngồi tôi đợi người yêu tôi về

Tôi ngồi đợi chán đợi chê

Người yêu tôi vẫn chưa về sông mưa Rồi:

Bây giờ sông hóa lưỡi cưa Để tôi đi sớm về trưa rát lòng (Viết ở bờ sông)

Như đã nói, nhìn chung thơ của Đồng Đức Bốn mang giai điệu buồn man mác nhưng không yếm thế. Đọc thơ anh ta vẫn thấy ánh lên khát vọng mạnh hơn nỗi đau.

Đúng như anh tâm sự: “Thơ tôi buồn. Nhưng là cái buồn không mềm yếu. Nó làm cho con người ta thêm tin yêu và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống”[12;681]. Và hình ảnh

dòng sông hơn một lần xuất hiện trong thơ được anh gửi gắm vào đó niềm tin, hi vọng và bản lĩnh:

Sang sông không ngại đắm đò Mặc cho sóng gió giở trò trêu ngươi

(Đời tôi)

Trải dài trên những trang thơ Đồng Đức Bốn, người ta thấy hình ảnh sông quê nhuốm đầy tâm trạng. Dường như ở kiếp này, dòng sông quê ấy đã ăn sâu vào cõi lòng thi nhân để chỉ cần có chất xúc tác thì nó bật lên thành tiếng thơ đầy xao xuyến:

Tôi không thể chết được đâu Bởi tôi còn khúc sông sâu nợ đò

(Tôi không thể chết được đâu)

Thơ Đồng Đức Bốn còn dệt nên một khung trời quê thấm đẫm nỗi buồn bằng những hạt mưa rơi. Sinh thời Đồng Đức Bốn rất thích mưa. Ông đã từng ước:

Tôi giờ về với trăng sao Xin trời một trận mưa rào đón tôi

(Xin trời một trận mưa rào đón tôi) Mưa trong thơ anh mang nhiều sắc thái, hình hài. Này là mưa dầm, mưa rào:

chia tay một trận mưa rào/ Thấy gì ở phía ngôi sao bây giờ” (Chia tay một trận mưa rào), mưa giông “Một ngày ở với mưa giông/ đường đi chẳng có cầu vồng bắc qua”(Ở với mưa giông), rồi mưa mau: “nhuộm buồn những hạt mưa mau/thành sao nở trắng vườn cau trước nhà”(Cuối cùng vẫn còn dòng sông). Và cũng thật lạ là

mưa rù rì”:

Chiều trên phố Huế ra đi Mưa mùa đông cứ rù rì bên tôi

(Chiều mưa trên phố Huế)

Bằng tất cả sự nhạy cảm của tâm hồn, sự gắn bó với làng quê, qua mưa Đồng Đức Bốn đã gọi nên được cái thần thái của xứ đồng, của những cung bậc trong cảm xúc. Giọt mưa đã trở thành giọt cảm trong lòng người.

Không chỉ ám ảnh bởi mưa quê, Đồng Đức Bốn cũng mê mải với cánh đồng quê đầy thương nhớ. Cánh đồng quê hiện lên trong thơ anh với nhiều nét vẽ sinh động.

Đó là đồng đất gắn bó một đời mẹ cần lao:

Câu ca mẹ hát như đùa Mà làm đất mặn đồng chua đổi đời

(Câu ca mẹ hát như đùa) Là cánh đồng đầy tang thương trong mùa nước nổi:

Ối mẹ ơi đê vỡ rồi

Đồng ta trắng xóa cả trời nước trong (Vỡ đê)

Đó còn là hình ảnh cánh đồng thảnh thơi sau mùa gặt:

Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

(Chăn trâu đốt lửa)

Trên cánh đồng quê ấy điểm xuyết những hình ảnh đã làm nên cái chất quê ngàn đời. Đó là: “Mẹ đi cấy lúa rét run thân già”(Nhà quê), và hình ảnh mẹ với bước chân liêu xiêu trong gió đồng đầy nhức nhối, ám ảnh cõi lòng thi nhân:

Tôi còn nhớ một cánh diều Mẹ đi cất vó lội xiêu gió đồng

(Nhớ một dòng sông) Cũng cánh đồng ấy, người ta lại cảm thương cho cái muộn màng:

Bần thần tôi đứng nhìn ra

Khổ thân cây lúa tháng ba nghẹn đòng

(Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn)

Hòa mình vào cánh đồng quê mang nhiều diện mạo là những con vật gợi bao vui buồn nơi ruộng vườn của người dân quê. Này là:

Con muỗm xanh trên sóng lúa dập dờn

(Em bỏ chồng về ở với tôi không)

này là con cò, con vạc, con sáo, trâu bò, ve, chuồn chuồn, kiến, cào cào, chim sẻ, chích chòe, họa mi…

Chuông chùa tiếng đục tiếng trong Thảo nào cát bụi long đong thân cò

(Viết ở bờ sông) Trâu bò thất thểu long đong Trên bè tre nổi bong bong xoong nồi

(Vỡ đê) Tiếng ve xé nát đôi bờ

Chợ Thương lắm nắng bơ phờ trên sông (Chợ Thương)

Đó là những hình ảnh gợi nhớ tới đồng quê, đồng thời lại mang nặng tâm tư tình cảm của người dân quê. Miêu tả những con vật với những nét đặc sắc riêng có ấy, Đồng Đức Bốn đã thể hiện sự gắn bó sâu nặng với đồng đất và con người nơi quê nhà. Cánh đồng quê vì vậy luôn là chốn đi về trong cuộc đời nhiều giông bão của đời anh.

Nhiều hình ảnh thơ quen thuộc trong thơ ca dân gian cũng rất phổ biến trong thơ Đồng Đức Bốn: cây đa, cây trúc, hàng cau, mái đình… chúng đan kết để tạo thành không gian văn hóa đậm đặc trong thơ anh. Nó vừa mộc mạc, gần gũi với hơi thở của ca dao nhưng cũng in đậm cảm quan của con người thời đại:

Yếm đào ở lại chốn quê Nên cây trúc mọc còn mê sân đình

(Xéo gai anh chẳng sợ đau) Cây đa mong chuyến đò ngang

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)