CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN, PHẠM CÔNG TRỨ
3.5.2. Giọng điệu thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ
Tìm hiểu nội dung và chức năng của thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, chúng tôi thấy nhiều sắc thái giọng điệu của ca dao, dân ca: giọng đả kích, châm biếm, bông đùa, ghẹo, giọng cảm thương, than vãn, tâm tình và giọng sảng khoái, ngợi ca.
Với Nguyễn Duy, ta bắt gặp ở đó là những lời ca êm ái, ngọt ngào như trong lời ru của ca dao:
Con cò bay lả bay la
theo câu quan họ bay ra chiến trường nghe ai hát giữa núi non
mà hương đồng cứ dập dờn trong mây (Khúc dân ca I)
Với cách sử dụng ngôn ngữ giàu tính hình tượng, gần gũi với ca dao nên thơ Nguyễn Duy có giọng điệu đằm thắm, ân tình, cảm động, ngân nga thể hiện một tâm trạng tràn đầy yêu thương, thi vị, lạc quan:
Thướt tha áo trắng nói cười để ta thương nhớ một thời áo nâu
tóc hoe hoe cháy trên đầu ta và bạn gái cưỡi trâu học bài.
(Áo trắng má hồng)
Ghẹo là một trong những sắc thái của ca dao dân ca. Nguyễn Duy đã vận dụng nó một cách thần tình. Không phải ngẫu nhiên mà Chu Văn Sơn lại so sánh Nguyễn Duy và Nguyễn Bính. Hai nhà thơ đều đi ra từ cái nôi dân gian nếu như Nguyễn Bính thiên về điệu than thì Nguyễn Duy lại thiên về điệu ghẹo. Giọng điệu ghẹo kết hợp với chất bụi bặm đã cho thấy được tận cùng bản ngã của Nguyễn Duy. Điều này được thể hiện rõ ở tập thơ Bụi
Người dưng người ở đâu về đi cùng ta một chuyến đi đò đầy
(Đò đầy) Này em chợt độ hồi xuân thời gian làm phép tẩy trần đó ư
oán ân hóa giải từ từ từ từ mặt nạ rơi như lá vàng (Thời gian)
Chất hài hước ở Nguyễn Duy thường được đi kèm với các từ ỡm ờ, buông lơi, rất duyên dáng của ca dao:
Đố em bán gió cho giời
để anh đánh thuế bọn người buôn nhau (Thách thức)
Giọng điệu trào lộng thường được Nguyễn Duy sử dụng kèm với các từ có tính chất rất bụi: cực, cực kỳ, vô tư đi, hơi bị…
Ngon lành gió lửng mưa lơi vô tư như thực như mơ như gì
(Vô tư) Xin nghe anh nói cực nghiêm linh hồn cát bụi ở miền trong veo (Cơm bụi ca)
Tuy nhiên trong thơ Nguyễn Duy ta còn thấy yếu tố phản ca dao rất rõ. Ca dao xưa thiết tha khuyên rằng: “Con ơi mẹ dặn câu này/Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi”
Còn Nguyễn Duy lại tinh nghich xui khiến:“mẹ răn vẫn nhớ xuồng đầy vẫn đi”. Trong sự đối lập ấy “cả ca dao và cả thơ cùng bay bổng hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn”.
“Phản” nhau nhưng lại nâng nhau lên, làm rõ nhau hơn trong mạch đời hiện đại, đa dạng, đa chiều”[74;78]. Đúng như Lại Nguyễn Ân đã nói: “Nguyễn Duy đã tạo nên cái tiềng cười khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay giữa những dòng trữ tình để phá vỡ cái vẻ rưng rưng cứ dâng trào lên làm căng thẳng và mệt mỏi tâm lý cảm thụ”[2;11].
Và ở đằng sau cái vẻ phớt đời đó, lại là tâm trạng đầy bi phẫn, chua xót, một thái độ
sống tích cực. “Giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy là giọng điệu được hấp thụ từ giọng điệu của người dân Việt Nam ta rồi tinh lọc, thăng hoa”(Lê Thị Thanh Đạm).
Còn Đồng Đức Bốn ám ảnh người đọc với giọng thở than, trầm buồn chua xót.
Anh không có được cái hài hước như Nguyễn Duy .
Đời tôi có một người thương Đói cơm rách áo nằm sương cùng nhà
Sang giàu mặc kệ người ta Đời tôi chỉ những xót xa đi tìm (Đời tôi) Ở một bài thơ khác nói về mẹ, anh đã than thở:
Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn
(Trở về với mẹ ta thôi)
Sâu nặng về tình cảm, Đồng Đức Bốn nhìn về làng xóm quê hương đâu đâu cũng thấy xót xa, nặng lòng. Giọng điệu trầm buồn này có nguồn gốc tự những khúc nhôi gan ruột trong cuộc đời riêng của anh nhưng nó cũng là sự ảnh hưởng của điệu than trong ca dao. Có thể thấy điệu than trong thơ Đồng Đức Bốn chính là những thổn thức trong tâm hồn của người lao động chân lấm tay bùn, suốt một đời phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”.
Cùng với giọng điệu trầm buồn, chua xót, thơ Đồng Đức Bốn còn có giọng ghẹo dí dỏm của ca dao :
Em bán gì đấy em ơi
Để tôi mua một nụ cười làm duyên Nếu không trả được bằng tiền
Tôi lấy trăng liềm làm bím tóc cho (Duyên quê)
Nhà quê có mấy trai tơ Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi (Nhà quê)
Giọng ghẹo đã đem đến cho anh một định vị riêng không thể trộn lẫn. Cùng với đó là giọng tưng tửng dân gian, bỡn cợt, thách thức nhưng cũng rất đằm thắm, yêu thương:
Yêu em nếu phải đốt trời Cũng vui vẻ chết như chơi vườn đào
(Gửi Tân Cương) Cánh hoa sắc một lưỡi dao
Vì yêu tôi cứ cầm vào như chơi
(Hoa dong riềng)
Cái giọng đầy kiêu ngạo ấy đã làm nên sự thành công trên hành trình chinh phục cá tính thơ của Đông Đức Bốn.
Phạm Công Trứ lại thiên về kể lể, thở than. Ở điểm này anh rất gần với Nguyễn Bính. Giọng điệu than của Phạm Công Trứ không chỉ có thở than về đời tư, về chuyện tình mà ngay cả những bài thơ viết về làng cảnh quê hương thì cũng nhuốm màu tâm trạng:
Mẹ tôi đôi lúc chạnh buồn
Người ngồi nhắc chuyện xóm Cồn chiều mưa Chổng mông bắt ốc mò cua
Ngày ba chiều chợ cho vừa bát cơm Của Cồn dồn túi con buôn Lều mình nắng dột ổ rơm giữa ngày
(Văn Lý- chợ Cồn) Hay ca dao có câu:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác xưa
Phạm Công Trứ cũng than đầy chua xót trước cái đổi thay của người tình:
Gặp tôi em hỏi hững hờ Anh chưa lấy vợ còn chờ đợi ai
Em đi để lại chuỗi cười Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê (Lời thề cỏ may)
Rồi anh than cho sự đổi thay, xuống cấp của lề thói, văn hóa đang dần bị mai một:
Bây giờ lạ lắm người ta Hiền lành rồi cũng hóa ra lắm lời
(Tự sự) Biển đề ngoài cửa mát xa Chập chờn điện tắt hóa ra mát gần
(Ra phố) Vốn là con gái nhà lành Em tôi môi đỏ mắt xanh bao giờ?
...
Cha mẹ bận việc cấy cày Mẹ em có biết việc này cho không?
(Tình cờ)
Cùng với đó, Phạm Công Trứ còn thể hiện cái tôi của mình bằng chất giọng ngang tàng, bất chấp nhưng cũng rất tinh nghịch, dí dỏm như ca dao:
Trên chùa các cụ tụng kinh
Chúng mình trẻ quá chúng mình tụng nhau
(Đường vào chùa Hương)
“Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả”[58;42]. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Tìm về với hồn thiêng dân tộc, cội nguồn gốc rễ sâu xa ở mỗi câu ca dao với cốt cách hiện đại đã làm nên sự đa dạng trong giọng điệu của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ. Bằng vào sự đặc sắc ấy, họ đã làm mới mẻ, phong phú thêm rất nhiều cho thơ ca Việt Nam trong thời đại mới.
Với tất cả những thành công khi miêu tả những nét văn hóa làng quê trong thơ lục bát, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ là những nhà thơ sáng giá, góp phần mở rộng biên độ và làm sâu sắc trường thẩm mỹ thơ ca Việt Nam đương đại nói chung và thơ lục bát đương đại nói riêng theo định hướng mà Đảng đã đề ra: xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.