Những người phụ nữ chân quê

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 68 - 78)

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN, PHẠM CÔNG TRỨ

2.3. Văn hóa làng nơi người quê

2.3.1. Những người phụ nữ chân quê

Hình ảnh người phụ nữ là một đề tài quen thuộc, hấp dẫn trong văn học Việt Nam và thế giới, đã không ít những tác giả đánh dấu tên tuổi của mình trên văn đàn nhờ xây dựng thành công hình ảnh người phụ nữ. Với văn học Việt Nam, từ trong ca dao, cổ tích, tác giả dân gian đã không ít lần nhắc đến hình ảnh người phụ nữ với thái độ trân trọng và ngợi ca.

Tiếp nối sự thành công của văn học dân gian, mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam đặc biệt là giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX cũng đã tạc nên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với nhiều niềm xúc động, nỗi cảm thông.

Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện đậm nét trong thơ ca hiện đại. Chưa bao giờ hình ảnh người phụ nữ lại được nói nhiều và dành được vị trí xứng đáng như trong văn học thời kỳ này.

Hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ được miêu tả gắn liền với hình ảnh của bà, mẹ, vợ, em, và người tình…

Tìm về truyền thống, cội nguồn của dân tộc, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ muốn thể hiện một quan niệm nghệ thuật sâu sắc của mình: hình ảnh bà mẹ nghèo chính là hình ảnh đất nước nghèo với áo vải bạc màu. Phẩm chất ấy, thể hiện một lý tưởng thẩm mỹ của tác giả, đó là sự trong sạch, quý giá, là vẻ đẹp trong đau khổ, trong kiêu hãnh, tự hào. Một nhà nghiên cứu từng cho rằng: Trong dòng chảy có nước của cội nguồn thì dòng chảy đó sẽ không bao giờ ngưng đọng, con người Việt Nam từ bao đời nay vốn tha thiết hướng về cội nguồn quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính vì thế, miêu tả hình ảnh người mẹ, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ cũng như các nhà thơ khác muốn làm nổi bật lên giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nguyễn Duy là người viết nhiều và viết rất hay về mẹ. Anh đã dành cả một tập thơ để ca ngợi mẹ: Mẹ và em. Người mẹ trong thơ Nguyễn Duy vừa là người mẹ rứt ruột mang nặng đẻ đau và đó còn là người mẹ của quê hương. Người mẹ trong thơ Nguyễn Duy là sự kết tinh phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của người mẹ Việt Nam. Mẹ gắn với quê hương, xứ sở. Một quê hương yên bình, nghèo khó. Mẹ tảo tần, sớm khuya vất vả, long đong gồng gánh. Thơ lục bát Nguyễn Duy viết về mẹ với chất giọng chủ đạo là nhẹ nhàng, tha thiết, lắng sâu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được Nguyễn Duy gửi gắm qua rất nhiều bài thơ anh đã viết về mẹ như : Dòng sông mạ, Xó bếp, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Mùa thu, Tre Việt Nam, Bát nước ngô,…

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Với giai điệu trầm buồn, da diết đoạn thơ như một lời tâm sự chân thành của Nguyễn Duy về mẹ. Người mẹ hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Nhưng nét đẹp ấy không phải được tô son điểm phấn, không phải ở những chiến công trên tuyến đầu mà ở sự bao dung, sự hi sinh, mẹ sống vì con cháu mà phải vất vả, phải chịu đựng cái khổ, cái nghèo. Để rồi từ hình câu bóng chữ, ta nhận thấy nỗi niềm xót thương mà tác giả dành cho mẹ . Một lòng biết ơn sâu sắc:

Cái cò …sung chát…đào chua câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Miêu tả người mẹ, Nguyễn Duy luôn gắn với lời ru, nó như một ý nghĩa tự nhiên và cũng xuất phát từ tinh thần văn hóa sâu sắc. Đó là sự trân trọng của nhà thơ khi hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa dân gian. Tâm hồn Nguyễn Duy đã đánh thức kí ức tuổi thơ qua lời ru của mẹ, gọi dậy cả một tầng sâu văn hóa qua ngọn gió êm ả của mùa thu, qua khúc ru xao xuyến. Qua lời ru của mẹ, ta được tắm mình trong thế giới của đồng quê đẹp như một miền cổ tích. Dịu dàng, êm ái, người mẹ ru con thủ thỉ, tâm tình, với niềm yêu thương tha thiết:

gió mùa thu đẹp đêm rằm mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời ru con mẹ hát à ơi

ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây bồng bồng cái ngủ trên tay nghe trong gió có gì say lạ lùng nghe như cây lúa đơm bông

nghe như trái bưởi vàng đung đưa cành (Mùa thu)

Nguyễn Duy đã tiếp thu tinh hoa của ca dao, dân ca nhưng không hề lẫn vào ca dao. Bằng sự lao động đầy nghiêm túc và tài năng thơ, lời ru của ông chứa đựng nhiều tâm tình của con người thời đại. Hình như “có cái gì đó bên trong như muốn cãi lại vẻ êm nhẹ, mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống”[2;11]. Bên cạnh sự mượt mà đúng chất của ca dao, lời ru của Nguyễn Duy còn có cái cắc cớ. Chính điều này đã tạo nên sắc thái riêng biệt cho giọng điệu thơ của anh. Thơ Nguyễn Duy vừa êm ái, vừa đi vào chiều sâu của sự suy tưởng:

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn bà ru mẹ…mẹ ru con

liệu mai sau các con còn nhớ chăng

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Tiếp nối điệu cảm xúc trong ca dao khi viết về mẹ, người mẹ trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên trong vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, tình tứ như người mẹ bước ra từ trong ca dao:

Mẹ đi gánh nước giếng đình Bỏ quên cái tình vào chiếc võng gai

Bỏ quên vào những ban mai Chiếc cầu bắc bởi hai quai yếm đào (Con ơi) Tôi còn nhớ hay đã quên

Áo nâu mẹ vẫn bạc nên nắng chờ

( Trở về với mẹ ta thôi )

Người mẹ trong thơ anh còn là hình tượng biểu trưng cho cả đời quê lam lũ. Đó là sự hi sinh, chịu đựng, lặn lội trong gió mưa, giông bão:

Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì

(Trở về với mẹ ta thôi) Tôi còn nhớ một dòng sông

Mẹ đi cắt cỏ mưa không kịp về

(Nhớ một dòng sông)

Cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác, người mẹ trong thơ Đồng Đức Bốn mang nước mắt, lam lũ, vất vả thầm lặng, quên nỗi đau để hướng về các con:

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

Bát cơm và nắng chan sương Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau

(Trở về với mẹ ta thôi)

Mẹ đã không ngần ngại vất vả trăm chiều, gửi lưng cho trời, bán mặt cho đất, để mong mang đến cho con những điều tốt đẹp, đó không đơn giản chỉ là sự ấm lòng bởi miếng cơm manh áo mà còn là tình đời bền sâu mẹ muốn nhắn gửi đến con:

Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

(Trở về với mẹ ta thôi)

Mẹ đã hi sinh rất nhiều, vậy mà có những lúc ta vì mê mải bên trời mà vô tình lãng quên, mà bạc bẽo với mẹ. Ta có biết đâu khi ta đi mơ mộng bên trời thì mẹ già ở nơi quê nghèo xác xơ vẫn luôn luôn trông ngóng, trông hoài mà không thấy để rồi thời gian vùn vụt trôi, tin con vẫn biệt tăm mà sức mẹ thì đã cạn, mẹ đành nhắm mắt về trời đem theo những hoài mong khắc khoải sang thế giới bên kia. Mẹ ra đi là một sự mất mát lớn nhất trong lòng con. Chúng ta bắt gặp ở đây một tâm sự xót xa:

Mẹ nằm như lúc còn thơ

Mà con trước mẹ già nua thế này Trong tâm thức của Đồng Đức Bốn, cái ý thức trở về với mẹ ta thôi lúc nào cũng sáng trong lên rực rỡ. Trở về với mẹ là trở về bể sâu tâm hồn, với cội nguồn của bình yên, là trở về với nguồn sống và bến bờ hạnh phúc:

Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ

(Trở về với mẹ ta thôi)

Đồng Đức Bốn đã dựng nên bức tượng đài về người mẹ bằng những nét rất điển hình về tấm lòng người mẹ: nghèo, lam lũ, hay lam hay làm, nhẫn nhịn hy sinh tất cả vì con. Nhà thơ ý thức rõ về tình mẫu tử sống vượt không gian, vượt thời gian. Tình mẹ trở thành bất tử! Với Đồng Đức Bốn, “Tình mẹ luôn nằm sâu trong tim anh. Anh

có những câu lục bát về mẹ đọc xong ta phải ngồi lặng như thuyền để nghĩ về mẹ người đã hư vô bóng khói, xa rời vĩnh cửu, hay đang lội bùn nhặt lá ở một nơi nào xa ngái ta chỉ có thể gặp người bằng tưởng tượng. Anh đã có những câu thơ cực hay viết về mẹ”[12;919]. Mẹ trong thơ anh là tất cả những gì “giản dị dân dã, cái đồng quê mộc mạc - tức cái cuống nhau của bản thể, của tình yêu và thi ca đã làm nên linh hồn và giá trị lớn lao cho thơ Đồng Đức Bốn”[12;919].

Cũng giống như Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ tìm về với văn hóa làng quê là đến với mẹ. Khởi đầu chín tháng cưu mang cho đến khi sinh hạ, mẹ đều vì con mà vượt qua ngàn cơn bão lòng. Nhờ sữa mẹ, nhờ hơi ấm mẹ truyền cho, ta được lớn khôn. Thời gian trôi mau, ta lớn thêm được một chút thì cũng đồng nghĩa với việc nỗi lo âu của người mẹ gia tăng. Mượn cách nói của ca dao, Phạm Công Trứ đã khái quát nỗi lo âu trăm chiều ấy của những bà mẹ thương con khi phải gả chồng cho con:

Con gái là con người ta Câu ca xưa cũ bắc qua bao đời

Mẹ nuôi con mẹ xinh tươi

Một ngày đem gả cho người… người ta

Có thương cho bát canh cần Có buồn về nỗi chồng gần chồng xa

Thời gian hóa thạch câu ca Gừng cay muối mặn còn là gừng cay

(Chồng gần chồng xa)

Người mẹ trong thơ Phạm Công Trứ điển hình cho những bà mẹ “chân đất”, của những thảo thơm như chính hương vị đồng quê vậy:

Thúng cắp nách, nón đội đầu Mẹ tôi đi chợ môi trầu đỏ tươi (Đường làng)

Ở mẹ sự bao dung lớn hơn tất cả. Vì mẹ biết, sự bao dung là điều cần thiết nhất để nuôi dạy con nên người. Dù tuổi có nhiều lên, thời gian được ở gần con sẽ ít đi, nhưng khi nào mẹ còn thì mẹ sẽ làm vì con. Bởi mẹ hiểu hơn ai hết, những đứa con dù đã lớn khôn trưởng thành thì bên mẹ vẫn luôn nhỏ bé, luôn cần mẹ chở che, và cũng hơn ai hết mẹ hiểu mái nhà có bóng mẹ là nơi chốn bình yên nhất cho tâm hồn con nương náu:

Tôi đánh tiếng tự ngoài hiên Mẹ tôi sờ soạng cầm đèn bước ra

Mỗi năm mẹ thêm một già

Lưng mẹ còng xuống, hiên nhà cao thêm Mẹ cho tôi bát cơm thơm

Cùng là khúc cá đắp đơm ngoài đồng

Canh rau ngót ấy nhà trồng Tôi quên mời mẹ, mẹ không trách gì

(Quê) Mẹ ta là thế, mãi mãi lam lũ, lấm láp bụi trần:

Trưa hè ve rít từng cơn

Mẹ già chống gậy mang cơm ra đồng (Mùa màng)

Người mẹ trong thơ Phạm Công Trứ không chỉ là người yêu thương con và gia đình, mà còn là một bà mẹ Việt Nam với tấm lòng yêu làng, yêu nước tha thiết:

Mẹ tôi bỏ buổi chợ phiên

Theo người đi cướp chính quyền huyện môn Mẹ tôi nay nấm đất tròn

Những gì người có với Cồn thành thiêng

(Văn Lý - Chợ Cồn)

Về với mẹ quê hương, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ đã cho người đọc được sống với cái bản thể trong mỗi con người mình. Tìm về với mẹ là về với cội nguồn của cái đẹp, về với suối nguồn của lòng nhân và đức tín. Sự miêu tả, cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua thơ các anh xuất phát từ nguồn cảm xúc chân thành, dạt dào trong sáng dành cho mẹ. Qua hình ảnh người mẹ, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ đã làm nét đẹp truyền thống của tâm hồn Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam được sống mãi cùng thời gian.

Góp phần tạo nên sự đa dạng trong bức tranh về người phụ nữ chân quê ta còn phải kể đến những nhân vật khác như người vợ, người tình và em mà Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ cũng dành những tình cảm hết sức chân thành để ngợi ca.

Nguyễn Duy bên cạnh việc khắc họa thành công hình ảnh người mẹ quê, thì cảm xúc về người vợ là nguồn cảm xúc dạt dào. Anh dành cho vợ những tình cảm chân thành, những vần thơ nặng nghĩa tình.

Tập thơ Vợ ơi có rất nhiều bài thơ hay, có thể coi là đặc sắc được Nguyễn Duy dành để miêu tả về vợ “khiến người đọc giật mình về độ lớn cũng như chiều sâu của hình tượng văn học người vợ trong thơ”(Đỗ Ngọc Thạch). Một cái tên nghe không chút thơ nào nhưng nó lại chứa đựng cả một tấm lòng sâu sắc của anh dành cho người vợ thân yêu của mình. Người vợ trong thơ anh là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại. Đó cũng chính là tập thơ thể hiện quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Duy “đi tìm cái đẹp trong cái khổ, cái bình dị”(Chu Văn Sơn).

Người vợ trong thơ Nguyễn Duy hiện lên với rất nhiều những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Đó là người hay lam hay làm, tần tảo, chịu thương chịu khó, đảm đang, chị luôn là cõi bình yên cho cả gia đình:

Thông thường thượng đế rong chơi trần gian choang choác sự đời là em

nghìn tay nghìn việc không tên

mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng (Vợ ốm)

Chị còn là người biết lo toan, biết hi sinh, vất vả vì chồng vì con. Nỗi khổ cơm áo, cái vất vả đã làm cho nhan sắc cũng tàn phai dần theo tháng năm:

Gót chân ăn vẹn bậc thềm quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân

tóc hoay hoay bạc bạc dần mỗi năm tết có một lần thôi em

(Mời vợ uống rượu)

Vốn được vợ chăm chút cho từng li từng tí, cho đến một ngày vợ ốm, Nguyễn Duy phải thay vợ làm mọi việc mới nhận thấy cái yếu kém của cánh mày râu, anh thấy mình thật vô tích sự bên người vợ chu toàn, chịu thương, chịu khó:

Việc thiên việc địa việc nhà một mình anh vãi cả ba linh hồn

(Vợ ốm)

Câu thơ là sự giãi bày tâm sự của Nguyễn Duy để từ đó ta cũng thấy được những tình cảm mà anh dành cho vợ thật sâu sắc biết nhường nào. Thương vợ, lời thơ Nguyễn Duy có cái gì xót xa, trăn trở:

Từ hồi trót nói lời thương cuộc vui gió cuốn để buồn cho em

(Xin đừng buồn em nhé)

Với Nguyễn Duy, vợ là “cõi về” bình yên nhất, là một nẻo về có vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh thơ anh và được viết bằng những câu thơ ấn tượng mạnh.

Đây là cõi về cụ thể:

Mải nưng nứng mộng siêu nhân lên cơn giá vũ đằng vân giang hồ

cuộc chơi hành hiệp lơ ngơ vắt mình ra mấy giọt thơ nhạt nhèo

dần mòn con chữ tong teo liêu xiêu lều quán lèo tèo ven đê cánh buồm mây tướp chiều quê

ruỗng tênh hênh bịch rơi về cõi em (Cõi về )

Những câu thơ viết về vợ của Nguyễn Duy như chính tiếng lòng của anh vậy.

Phải yêu vợ nhiều lắm, phải hiểu vợ nhiều lắm thì anh mới có những cảm nhận sâu sắc đến như vậy.

Không viết nhiều về vợ như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn lại đóng góp vào bức tranh thơ về người phụ nữ chân quê bằng hình ảnh của em - người tình chốn quê nhà.

Đồng Đức Bốn không chỉ làm ta say với những thứ hương hoa cỏ dại của đồng nội mà còn làm ta say với vẻ đẹp của những thiếu nữ thôn quê:

Em ngồi chải nắng vào trưa Trong hương bồ kết thơm vừa vừa thơm (Mưa gió về đâu)

Hình ảnh em trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên với cái nhìn đa chiều của tác giả. Em hay đó là người tình của thi nhân. Những câu thơ của Đồng Đức Bốn viết về người tình “cũng thổn thức, canh trường như những tiếng đàn bầu, có phần còn rung động hơn bởi những câu chữ cựa quậy, làm nẩy trồi những xúc cảm mãnh liệt”[12;923]. Đó là những thôn nữ nhan sắc dậy hương, đầy sức sống, dáng kiều thướt tha qua làng đã làm nên bao xốn xang trong lòng các chàng trai si tình:

Dáng em thánh thót qua làng Tóc thơm làm cỏ vội vàng lên nhanh

(Khi em ở Thái Nguyên về) Nhà quê có cái giếng đình

Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ (Nhà quê)

Thế rồi trước sự mài mòn khắc nghiệt của thời gian, “trúc xinh” cũng phải tạm biệt với hương sắc dậy sóng thuở bình sinh đầy tiếc nuối. Đâu rồi cái dáng vẻ thánh thót kiêu sa, đâu rồi cái lẳng lơ đa tình ngày nào! Mà thay vào đó là một nỗi cảm cảnh cho em vì muộn màng tình duyên. Em bây giờ đã mang một điệu tâm hồn khác:

Nhà ai có gái chưa chồng

Mượn màu hoa để ngóng trông người về

Màu hoa đỏ một nụ cười Lặng im mà sóng luân hồi dâng cao (Hoa dong riềng)

Miêu tả hình ảnh những thiếu nữ thôn quê, Đồng Đức Bốn thường sử sụng những hình ảnh thơ trong sáng, ý nhị có tự trong ca dao truyền thống hoặc những hình ảnh chốn đồng quê vì thế ta thấy ở đó có vừa sự gần gũi vừa hiện đại, không đơn điệu.

Cùng viết về em, nhưng Phạm Công Trứ lại cho ta một cái nhìn khác về tình yêu thời hiện đại của các em chốn đồng quê. Viết về em nhưng cảm hứng thế sự được lồng vào thơ Phạm Công Trứ rất rõ. Vì “Phạm Công Trứ mạnh dạn khai thác cái nhốn nháo, xô bồ đích thực của thời đại kinh tế thị trường bằng cái nhìn, cách cảm thời xưa tinh tế của mình”[55;159]. Thời đại của đồng tiền lên ngôi, của những mốt nọ mốt kia đã làm cho bao nhan sắc của hương đồng gió nội mất đi mùi hương vốn có của nó để mang vào một cái hương lạ mà không bền lâu:

Vốn là con gái nhà lành Em tôi môi đỏ mắt xanh bao giờ

Vốn người mê nhạc say thơ

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)