CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN, PHẠM CÔNG TRỨ
3.1. Thể thơ lục bát
3.2.2. Tứ trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ
Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ rất gần với tư duy nghệ thuật dân gian. Điều này được thể hiện ở cách lập tứ, lối so sánh ví von kiểu ca dao. Tứ thơ của các anh thường được gợi từ cái mộc mạc, chân quê những
cảnh sinh hoạt bình dị của làng quê như: khúc ca dao, bèo dạt mây trôi, gừng cay muối mặn muối xát lòng, cầu dải yếm, áo qua cầu gió bay, chiếc áo bỏ trên cành hoa sen…
Đó là cội nguồn, gốc rễ, cái làm nên sức sống của một vùng văn hóa. Điều này rất gần với cách lập tứ của ca dao: “Ở thơ ca dân gian, tứ thơ thường hướng tới những cái gì gần gũi, quen thuộc của cuộc sống hàng ngày nơi thôn quê dân dã”[53;99] .
Với Nguyễn Duy, người “không ham khai thác những tứ thơ lớn có kích thước về không gian, thời gian và vận động theo nhiều tầng, nhiều lớp tâm trạng, anh thường xây dựng tứ thơ từ những tình huống cụ thể. Hình ảnh và mạch suy nghĩ phát triển tự nhiên và cũng đột nhiên tỏa sáng rồi khép lại theo một dụng ý nghệ thuật. Anh thường sử dụng câu kết làm chốt cho toàn bài”[27]. Vì vậy mà thơ anh bên cạnh cái mượt mà thường thấy của ca dao còn có được cái khỏe khoắn, bất ngờ thú vị. Ví như bài ca dao xưa: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa” lại hiện hình một cách thần tình trong Về làng của Nguyễn Duy:
Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa
mồ hôi đã chảy xuống đồng, máu và nước mắt sao không thấy gì.
Hay từ câu ca dao: “Ra đường võng giá nghênh ngang/về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày” là cảm hứng nảy tứ cho bài thơ Cõi về:
Khi tao tác bạn bè cơn bấn loạn Đói lả mò về cơm đâu vợ ơi…
cánh buồm mây tướp chiều quê ruỗng tênh hênh bịch rơi về cõi em
Ít ai đọc những dòng thơ mượt mà xen lẫn cái gì nghèn nghẹn sau đây trong Đàn bầu:
Đàn xưa ai tính ai tình một mình ai gảy một mình ai nghe
ai người con gái vùng quê mê ai quá đỗi mà nghe tiếng đàn
lại không nhận ra giai điệu quen thuộc của lời răn vang vọng từ trong ca dao:
Đàn bầu ai gảy thì nghe Làm thân con gái chớ mê đàn bầu
(Ca dao)
Tương tự như vậy với câu ca dao “Con ơi mẹ dặn câu này /Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” đến những câu thơ “Cũ xưa đến vậy là cùng/ Sao sông nước cứ trẻ trung thế này/Ai xui người trở về đây/Mẹ răn vẫn nhớ xuồng đầy vẫn đi” (Xuồng đầy) ta thấy rõ mạch nối bền chặt giữa tứ thơ của Nguyễn Duy với ca dao. Những ý tứ khai thác nhiều khi đối lập với ý tứ quen thuộc của ca dao, nhưng là sự đối lập không triệt tiêu.
Thời gian cứ vun vút trôi, câu ca của mẹ hát ru ta ngày nào vẫn vang vọng bên tai nghe thật ngọt ngào, thiết tha:
Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Lời ca dao ấy, theo vào thơ Nguyễn Duy để sống thêm nhiều nhiều lần nữa trong cảm nhận của con người thời đại:
Con cò bay lả bay la
theo câu quan họ bay ra chiến trường nghe ai hát giữa núi non
mà hương đồng cứ dập dờn trong mây (Khúc dân ca)
Dùng thể lục bát để hát khúc ca quê mùa đã là một sự chọn lựa đúng đắn, không dừng lại ở đó, Nguyễn Duy còn thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của dân tộc khi không ngừng sáng tạo những tứ thơ độc đáo, có giá trị từ trong ca dao.
Nguyễn Duy thường xây dựng tứ thơ từ những gì cụ thể, sinh động. Thường tứ thơ bật sáng ở câu cuối:
Chờ em từ bấy đến giờ Lại làm ra vẻ tình cờ qua đây
Tình cờ gió thổi lá bay Hóa ra đã hẹn từ ngày chưa quen
(Ca dao vọng về)
Nguyễn Duy có lối tư duy thơ hồn nhiên: tìm trong cái bình dị có cái lớn lao, tìm trong cái đơn sơ có cái bất diệt. Anh “thường nắm bắt được cái mong manh nhưng lại rất vững chắc trong đời (…) và rồi hồn thơ của Nguyễn Duy đã neo đậu được ở đó”[59;69].
Thơ Nguyễn Duy thường mở ra những liên tưởng hết sức phong phú, đầy bất ngờ nhờ cách phát hiện mâu thuẫn ở các hiện tượng, sự việc đó khá độc đáo:
Thiền sư theo chợ bỏ chùa loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm
(Thiền sư) Ta cài cúc áo cho em
run tay gói lại một miền cỏ lau (Gói)
Với quan điểm thẩm mỹ: “hướng tới cái đơn sơ để tìm cái bất diệt, tìm cái lớn lao trong những điều bình dị”[46], Nguyễn Duy đã có những tứ thơ rất gần gũi với cảnh quê, người quê. Vẻ đẹp đời thường ấy đã ăn sâu vào tiềm thức Nguyễn Duy vì anh đã thấm cái cảnh đời lam lũ ấy lắm rồi. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi như cũng mang dáng hình của ruộng đồng. Nguyễn Duy tâm sự: “Tôi sinh ra ở nông thôn. Làm ruộng từ bé, đằm mình trong đất cát, rơm rạ, cua ốc và ngôn ngữ của nhà quê. Lớn lên thì đi lang thang nhiều nơi, nhưng cái thần hồn của làng quê trong tôi cứ nhập vào như lên đồng”
[31;27]. Quả đúng như Tố Hữu đã nói “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”[37;455]. Câu thơ của Nguyễn Duy vì thế có cái tinh tế, nhạy cảm nhưng không ủy mỵ mà khỏe khoắn, tinh nghịch như ca dao, dân ca.
Còn Đồng Đức Bốn- một kẻ “ăn lộc ca dao nhiều hơn cả”[10;111], “là nhà thơ của nông dân, của công việc đồng áng, của thiên nhiên cảnh sắc làng quê Việt Nam hiện tại”[12;780] nên thơ anh gợi tứ rất nhiều từ ca dao, dân ca. Ca dao, dân ca đã hắt bóng xuống thơ Đồng Đức Bốn để làm nên chất sống diệu kì.
Thơ anh thường gợi tứ từ những gì giản dị, gần gũi với dân gian. Người đọc dễ nhận thấy những mái đình trong ca dao đã đi vào thơ Đồng Đức Bốn tự nhiên và có hồn như thế này:
Câu thơ nấp ở sân đình
Nhuộm trăng trăng sáng, nhuộm tình tình đau
(Cuối cùng vẫn còn dòng sông)
Ai chẳng nhận ra mái đình cổ kính đã gắn bó ngàn đời với làng mạc, với con người dân quê đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác trong ca dao:
Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiều Hay từ câu ca dao:
Có yêu thì nói rằng yêu
Không yêu thì nói một điều cho xong Làm chi dở đục dở trong
Lờ đờ nước hến cho lòng tương tư
Ít nhiều đã là xúc cảm để anh viết nên tứ thơ quen thuộc mà vẫn mới lạ hấp dẫn:
Đã yêu thì nói một lời
Kẻo không tháng chín, tháng mười lại mưa (Nước chảy qua sân)
Là một gã nông dân làm thơ, tâm hồn được thừa hưởng nhưng dư vị ngọt ngào của ca dao, dân ca qua lời ru của bà, của mẹ, nên trong thơ Đồng Đức Bốn ta thấy đậm đặc những tứ thơ được gợi ra từ trong ca dao. Nhưng cũng như Nguyễn Duy, tứ thơ đó nhuốm màu cảm xúc của con người thời đại, nên đọc thơ anh, ta còn thấy có phương thức tư duy nghiêng về cấu tứ độc đáo, gây nên sự bất ngờ, khó quên:
Chiều nay Hồ Tây có giông Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm
(Chiều nay Hồ Tây có giông) Hay:
Tôi ngồi khóc một dòng sông
Dòng sông không chết bởi giông bão còn
(Khóc một dòng sông)
Thơ Đồng Đức Bốn vừa là khúc ca ngọt ngào nhưng cũng nghèn nghẹn, trúc trắc vì nó là cảm thức, hơi thở của con người phải đối mặt với nhiều vấn đề thời hiện đại. Anh mượn câu hát cũ để nói lên những giai điệu trầm buồn, xót đau của ngày hôm nay:
Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ Nhà quê có mấy trai tơ
Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi (Nhà quê)
Gợi tứ từ chùa Hương- Bến Đục, Đồng Đức Bốn cho ta thấy cái tình ngu ngơ, lãng đãng: “Bến Đục là bến Đục ơi/ Sương bay thành khói lên trời lửng lơ/Người đi tìm cái vu vơ/ Người về cầm cái hững hờ trong tay/ Người đi cầu phúc cầu may/ Người về mưa cứ lay phay bên lòng/ Nhưng mà bến Đục vẫn trong”(Vu vơ chùa Hương).
Thơ Đồng Đức Bốn cứ tưng tửng như từ vô thức mà mọc lên. Và cái cách tư duy thơ của anh khiến cho ta nhiều lúc thấy sửng sốt. Người ta vẫn nói, khó để chọn ra một bài thơ hay trọn vẹn trong thơ Đồng Đức Bốn nhưng những câu thơ hay riêng lẻ thì nhiều vô kể “Đồng Đức Bốn không phải là người của logic, âm mưu và kế hoạch. Anh luôn là người của cảm giác, của các giải pháp tình thế. Trong các tình thế năm ăn năm thua, sự lưỡng lự rắc rối, loanh quanh làm cho tất cả đều mệt mỏi thì Đồng Đức Bốn “múc liền, bụp liền”, thắng quả đậm và sau đó “phắn liền” mất tích! Ta gần như không thấy Đồng Đức Bốn có bài thơ nào hay nhưng những câu thơ hay “tình thế” của Đồng Đức Bốn thì chi chít”[12;961]. Có được cái sự độc đáo ấy chính là nhờ cách cấu tứ truyền thống mà mới lạ của anh.
Với Phạm Công Trứ- kẻ phải lòng thể thơ lục bát, thơ anh thường gợi tứ từ sự (khác Đồng Đức Bốn thơ thường gợi tứ từ tình). Ở điểm này, Phạm Công Trứ rất gần với Nguyễn Bính. Đến với thế giới thơ Phạm Công Trứ, ta bắt gặp không ít những tứ được gợi từ ca dao, dân ca, từ những câu tục ngữ, thành ngữ. Bài ca dao quen thuôc:
Tát nước đầu đình đã giúp anh có được tứ thơ đậm chất dân gian nhưng vẫn mang tâm sự của con người trong cuộc sống hôm nay :
Lẽ nào người lại vô tình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Giống người tôi mấy lần quên Một quyển sách ở nhà bên, để rồi…
Tôi tin đêm ấy trăng ngời
Tay người biết nói, mắt người lên men Chiều đời trời nảy cành sen
Xui cho kẻ vắt bỏ quên áo mình…
Mẹ cha tát nước đầu đình Đẻ ra cả lũ đa tình hay quên
(Quên)
Cách lập tứ này chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều bài khác như: Chồng gần chồng xa, Cuội, Văn Lý- Chợ Cồn, Rét tháng ba, Trong đầm... Lấy tứ từ ca dao, nhưng thơ Phạm Công Trứ lấp lánh nhiều sắc màu của con người thời đại. Có khi đó là những câu thơ giàu triết lý mà nguồn gốc của nó đã có từ trong đời :
Ỡm ờ như thể ông trời
Đang mưa…bỗng nắng, tạnh rồi lại mưa Con đường tưởng đã sắp khô
Con đường lại ướt khổ cho bao người Tính em cũng giống tính trời Vừa yêu…đã giận, chưa vui…đã buồn
Để anh chịu kiếp con đường Một đời hứng lấy thất thường tính em
(Tính em)
“Văn học cổ hướng tới cái ta đạo lý, do vậy cách cấu tứ thơ, truyện đều qui phục nhiệm vụ giáo huấn có tính qui phạm.Văn học hiện đại đào sâu vào bản thể cá nhân, những suy nghĩ nhiều chiều, phức tạp nên tứ thơ, tứ truyện hướng tới sự độc đáo, không lặp lại. Mỗi nghệ sĩ đều có cái “gu” riêng trong việc chọn tứ và có sở trường, kinh nghiệm riêng trong cách cấu tứ để gợi cảm, gợi nghĩ từ phía người thưởng thức”[83]. Qua khảo sát trên đây, ta thấy tứ thơ của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ đều được lẩy từ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ…Nhưng ở mỗi người lại có những nét riêng biệt do sở trường, cái gu trong cách cảm, cách nghĩ.
Phạm Công Trứ thường gợi tứ từ sự nên những bài thơ của anh đậm chất tự sự, cả bài thơ là những câu chuyện tràn trề cảm xúc; Đồng Đức Bốn tứ thơ thường được gợi từ tình nên cảm xúc thơ thường bị phân tán. Còn Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa lý và tình nên thơ anh có được cái nhất quán, mạch lạc.