Cảnh sắc làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 39 - 47)

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN, PHẠM CÔNG TRỨ

2.1. Cảnh sắc làng quê

2.1.1. Cảnh sắc làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy

Với Nguyễn Duy, cội nguồn mà thơ anh đeo đuổi chính là cội nguồn quê hương:

Trong kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng nói cười

(Tuổi thơ)

“Miền quê trong đi đứng nói cười” trong thơ anh chính là thế giới của làng cảnh Việt Nam bình dị mà ngát hương. Nguyễn Duy luôn chiếm lĩnh đối tượng bằng phương thức tư duy nghiêng về cấu tứ độc đáo, sở dĩ vậy là vì anh có một hồn thơ tiềm tàng, dễ ăn nhập với những gì đơn sơ, bình dị. Quan điểm mĩ học, cảm hứng chủ đạo bao trùm toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ anh là hướng tới cái đơn sơ để tìm cái bất diệt, tìm cái lớn lao trong những điều bình dị.

Đầu tiên là hình ảnh của làng mạc xóm thôn. Đây là môi trường sinh sống của cộng đồng dân cư từ bao đời, là cái nôi sinh ra những kẻ chợ, những thị thành.

Mỗi thi sĩ một miền quê. Ai trong số họ cũng gắn bó với mảnh đất của riêng mình và viết về nó bằng tình cảm thiết tha, chân thành. Làng mạc, xóm thôn hiện lên trong thơ Nguyễn Duy trước hết là vùng xứ Thanh nghèo khó, cay cực:

Làng ta ở tận làng ta

mấy năm m ột bận con xa v ề làng

gốc cây hòn đá c ũ c ằn trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay

cha ta cầm cuốc trên tay nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa

(Về làng)

Trở về quê hương sau những năm xa cách, chứng kiến cảnh quê hương vẫn còn đó những vất vả, lo toan, trì trệ, ít đổi thay, ngưng đọng trước sự biến đổi lớn lao của xã hội, lòng người yêu quê sâu nặng như Nguyễn Duy không khỏi trào dâng bao nỗi xót xa, bùi ngùi.

Hiện lên trước hết trong làng mạc xóm thôn là những ngôi nhà quê - hình ảnh bình yên, thân thuộc, là chốn đi về của những tâm hồn luôn khát khao trở về với cội nguồn. Mái nhà quê thâm nâu bình dị được Nguyễn Duy phác họa bằng những nét vẽ đơn giản, rất chân thực và sinh động, là hiện hình đầy đủ nhất, tinh tế nhất cho không gian làng quê khu 4, làng quê Việt Nam - làng quê với những ngõ nhỏ, những mái gianh nghèo xác xơ mà đầm ấm. Là một người yêu quê, gắn bó sâu nặng với cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ của người dân quê máu thịt, vì vậy trong tâm cảm nhà thơ, ý thức trở về với cội nguồn lúc nào cũng dạt dào như nước triều. Yêu tha thiết quê hương mình, trong nỗi nhớ của Nguyễn Duy hình ảnh ngôi nhà nhỏ rất đỗi mộc mạc, có phần xác xơ “làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất” luôn luôn là niềm thương nỗi nhớ khắc khoải nhất “Ngả lưng trong hầm chữ A/ nhìn lên lại thấy mái nhà lợp tranh…”(Hầm chữ A). Khúc nhạc tình quê còn được cất lên đằm sâu, trầm lắng từ những con đường làng còn vương đầy khó khăn:

Đường làng cây cỏ lưa thưa Thanh bình từ ấy sao chưa thấy gì

(Về làng)

Nguyễn Duy luôn hướng ngòi bút tới những gì giản dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương nên trong thơ anh chúng ta cũng bắt gặp tầng tầng lớp lớp những hình ảnh quen thuộc của xứ đồng. Mảnh vườn quê trong thơ anh hiện hình sinh động với vẻ đẹp của những cảnh sắc rất đời thường, mộc mạc nơi quê mùa và gắn bó sâu nặng với con người.

Cây tre hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong văn học Việt Nam với biết bao ý nghĩa. Nó là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người, dân tộc và đất nước Việt Nam như tinh thần dũng cảm, kiên cường vượt khó; là hình ảnh của thiên nhiên nhiệt đới tươi đẹp, yên ả, thanh bình: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quí, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre.

Tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi…

đâu đâu cũng có tre làm bạn” (Thép Mới). Với Nguyễn Duy, anh thật khéo léo khi đã lựa chọn một biểu tượng đẹp đẽ và gần gũi kết hợp cách kể chuyện tâm tình bằng những vần thơ lục bát nên hình ảnh Tre Việt Nam hiện lên với vẻ đẹp mới:

ở đâu tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu...

sống giữa “đất sỏi”, “đất vôi” của những miền quê nghèo khó nhưng tre vẫn cần cù chắt chiu gạn lọc những “mỡ màu” tích thành sự sống để vươn lên mãnh liệt, nghĩa tình:

Vươn mình trong gió tre đu cây kham khổ vẫn hát ru lá cành yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

tre xanh không đứng khuất mình bóng râm (Tre Việt Nam)

Cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Duy có khi chỉ là hình ảnh của những loài hoa bình dị nơi đồng vườn như hoa cau lặng lẽ tỏa hương“mang hương xuống hầm sâu với người(Hoa cau trong đất), Hoa lúa “hoa lúa đồng xưa giờ thế nào/ Thứ hoa quí nhất trên đời ấy/ Thì chả ai đem mà tặng nhau”, là hoa lau “thơm hiu hắt đến bạc phơ mái đầu” (Hương lau), hoa gạo thắm đỏ một màu nhớ thương:

Tương tư hoa gạo quê nhà Tự nhiên áo đỏ làm ta giật mình

(Hoa gạo)

hay một loài hoa dại dọc đường xa nhưng cũng đầy lưu luyến:

mùi hương hoang dại thơm lừng từ thăm thẳm núi bỗng dưng bay về (Hoa dại)

“Hòa nhập tâm hồn vào thiên nhiên vĩnh cửu của đất nước là một mô típ phổ biến trong thơ. Cuộc sống càng biến đổi theo hướng hiện đại hóa con người càng nhớ về thiên nhiên “bà mẹ hiền vĩ đại” từ nguyên thủy của mình[13;174]. Nguyễn Duy cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Quê hương đã trở thành tình cảm thiêng liêng trong tâm hồn và cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ anh. Nhớ về quê hương, trong miền tâm cảm của Nguyễn Duy, hình ảnh cánh đồng quê hiện lên ở cái đẹp của sự thanh bình, nên thơ:

Đồng chiêm phả nắng lên không cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

gió nâng tiếng hát chói chang

long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời (Tiếng hát mùa gặt)

Cùng viết về làng quê, nhưng thơ Nguyễn Duy không mang tính thi vị hóa như những nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Trong thơ Nguyễn Duy, cảnh sắc làng quê được tái hiện thường gắn liền với những vất vả, nhọc nhằn:

Năm nay lại lụt trắng đồng quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng

(Dân ơi)

Ruộng vườn là một trong những biểu tượng lâu đời nhất, thân thương nhất, sâu lắng nhất của hồn quê, trở thành miền thiêng trong thơ. Nó là nơi có thể tái sinh đời

sống tinh thần con người. Vì vậy cái “dấu ruộng”, “dấu vườn” mà Nguyễn Duy trân trọng nói đến chính là nét văn hóa làng quê khắc sâu trong tâm hồn anh.

Say mê với đồng quê, Nguyễn Duy thích thú khi tìm bạn với những côn trùng, những cây cỏ quê mùa hoang dại. Đó như khoảng lặng của tâm hồn, con người được quên đi những vật vã trong cái xô bồ của đời sống để đắm mình vào thiên nhiên - một miền thiên nhiên bình dị mà đẹp đẽ :

Dang tay ngang mặt thảo nguyên dang chân ta ngả mình bên côn trùng

ngỡ bay lên khoảng vô cùng lại đằm xuống cỏ giữa vùng hoang vu

bao nhiêu là bóng siêu nhân

khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi (Cỏ dại)

Tìm về với cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Duy, người đọc còn được thả hồn vào khu vườn dậy mùi hương và sắc màu của những thứ cây quả quê nhà. Cây quả trong thơ Nguyễn Duy cũng là những cây quả mộc mạc quê mùa. Những thứ quả như chuối, dứa, nhãn, vải, sầu riêng, mận hậu… in dấu rất đậm, đặc trưng cho chốn quê mùa Việt Nam - xứ sở nhiệt đới nắng lắm nhiều mưa. Từ hình ảnh những loài quả của quê nhà, anh đã băn khoăn liên tưởng đến trăm điều trong cuộc sống:

Ai nhân ra giống vải thiều vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng

ai làm ra lung liếng sông để đưa tu hú sổ chồng sang ngang ai sinh ra thói tình tang để ai hóa gió lang bang quê nhà

(Vải thiều)

Nói đến cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Duy không thể không nhắc tới trăng quê. Trăng quê là cảnh sắc thiên nhiên thường thấy trong thơ Nguyễn Duy.

Trăng quê đã trở thành “người bạn tri kỉ” của anh, là niềm cảm hứng cho nàng thơ cất tiếng. Vẻ đẹp dịu dàng của thứ ánh sáng vĩnh hằng ấy đã thôi miên trái tim thi sĩ, đã không ít lần làm xao động tâm hồn đa cảm của Nguyễn Duy. Trăng trong thơ anh hiện lên sinh động, muôn màu như mang tâm sự, nỗi niềm của thi nhân trước cuộc sống.

Này là ánh trăng tà bâng khuâng: “Đêm suông rỗng tuếch trăng tà/ thuyền ba lá với em ta đâu rồi?”(Mùa nước nổi), rồi vầng trăng non quyện xoắn cái hiện thực và lãng mạn: “Lao xao gió kể chuyện đêm/ trăng non nghe nghé nhìn nghiêng xuống rừng”(Võng trăng); là trăng suông tinh nghịch “Na ơi hãy mở mắt ra/ mà xem trăng thế mới là trăng suông”(Mắt na), rồi vầng trăng vành vạnh tượng trưng cho miền bình yên trong tâm hồn người chiến sĩ: “Mặt trời là trái tim anh/ Mặt trăng vành vạnh là

tình của em”(Bầu trời vuông), hay đó là vầng trăng lưỡi liềm lung linh, đẹp đẽ, huyền ảo rất đỗi thanh bình:

Cong cong võng bạt anh nằm khuyên nên nền lá vành trăng lưỡi liềm

(Võng trăng)

Trăng đã trở thành người bạn tâm tình gắn bó sâu nặng với người lính trường Sơn:

Tình cờ đó khéo giống đây trăng kia cùng cánh võng này soi nhau đêm nay em anh ở đâu

cứ nhìn trăng ấy - nhìn lâu thấy người (Võng trăng)

Trong những đếm tối trời giữa núi rừng Trường Sơn, ánh trăng đã được Nguyễn Duy chuyển từ phạm trù cái đẹp sang phạm trù tình cảm: trăng hay đó là những gì gần gũi, ấm áp nơi quê nhà:

Lá mang mảnh vỡ trăng rằm dịu lòng lính tráng tháng năm xa nhà

(Trăng)

Nguyễn Duy đã yêu vầng trăng quê bằng tấm lòng tha thiết của một người con nặng lòng với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ánh trăng muôn đời vẫn thế, nhưng đi vào thơ Nguyễn Duy nó đã mang những ý nghĩa hoàn toàn mới. Nó là một phần không thể thiếu được trong bức tranh thơ của anh, của cuộc sống sau lũy tre làng.

Trăng quê là vậy! Và những ánh sao quê trong thơ Nguyễn Duy cũng hiện lên đầy bất ngờ thú vị:

Nở bung hoa cải hoa cà trời sao như chiếc bánh đa rắc vừng

(Sao)

Cùng với trăng, sao những hiện tượng khác của thiên nhiên như gió, nắng, mưa của làng quê cũng luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Duy và trở thành những hình ảnh không thể thiếu trong không gian quê để hồn thơ anh hướng về. Này đây là ngọn gió đầy thao thức cho ta sống lại những ký ức ngọt ngào trong vòng tay của mẹ:

Gió mùa thu đẹp đêm rằm mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời ru con, mẹ hát à ơi

ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây (Mùa thu)

Rồi vẫn cơn gió quê ấy, Nguyễn Duy lại mang đến trong ta những cảm thức khác đầy xót xa, ớn lạnh khi nghĩ về cuộc đời quẩn quanh, bế tắc:

Gió làm cho nón đứt quai cho xuồng ba lá xoay hoài dưới mưa

(Mùa nước nổi)

Và đây nữa là mưa quê hương. Nó phảng phất linh hồn của làng mạc. Bức tranh quê của Nguyễn Duy thật đặc sắc khi đi vào miêu tả những cơn mưa của làng quê.

Anh đã thấm ướt nhiều vần thơ bằng giọt mưa đầy gợi cảm:

Mùa mưa gõ trống mái tăng lưới trời bủa trắng vây giăng cõi người giọt nhớ cứ nhỏ nhẹ rơi

giọt mong rả rích nhão lời tha hương (Mưa)

Giọt mưa trong thơ Nguyễn Duy mang nhiều tâm trạng, cảm xúc. Nó là điệu cảm xúc đầy chất trữ tình để lột tả những khoảnh khắc đặc biệt của xúc cảm: một kỉ niệm đẹp, một chút vấn vương, vụng về nuối tiếc bằng những câu lục bát thướt tha, mượt mà:

Từ môi mưa giọt xuống môi nhấm chung một hạt mưa rơi mặn mà áo em ướt lẫn vào da

tóc lẫn vào gió, gió là sợi tơ mắt em trong đến ngây thơ

trong như nắng giữa mịt mờ mưa giăng

(Mưa trong nắng, nắng trong mưa) Trở về với ruộng đồng, nắng quê như một lát cắt đầy chất tạo hình trong bức tranh thơ Nguyễn Duy. Nắng quê không chỉ chói chang một màu khắc nghiệt của lửa đạn: “Bom đào đất đỏ, đỏ au/ chói chang trưa nắng một màu lửa nung” (Đất đỏ, nước xanh) mà đôi lúc nó cũng đầy tình tứ, sáng trong đẹp đẽ:

Nắng se thành sợi dệt mành

đười ươi ngửa mặt nắng xanh xuống đầu (Nắng)

Trong tâm thức của người dân quê, con sông quê có lịch sử cùng với làng quê, nó đã chảy qua ngàn đời để bồi tụ lớp trầm tích văn hóa làng quê dày thêm theo dòng chảy của thời gian. Con sông quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy là hình ảnh được nhắc đến nhiều lần. Nó đã trở thành nỗi nhớ thường trực trong lòng thi sĩ. Bền bỉ theo thời gian, dòng sông quê ấy âm thầm chở trong lòng nó biết bao ưu phiền, khổ đau, cả những vui sướng, hờn giận:

Lan báo hỉ nở tình cờ

bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương giang (Nhớ bạn)

Đưa tay nhíp mắt lặng thinh nghe Hồng Hà nước vật mình mà trôi

(Chiều mân hậu) Sông Mê-kông đổ hồng hào chạc ba nào biết rốn nào nông sâu

(Hàng Châu)

Với một tấm lòng yêu thiết tha xóm làng, một tình yêu sâu nặng với quê hương, con sông quê trong thơ Nguyễn Duy gợi lên trong lòng ta biết bao nhiêu xao xuyến.

Nó vừa lột tả được nét chân thực của quang cảnh làng quê nhưng đồng thời lại cho ta thấy những băn khoăn, day dứt trong tâm sự của thi sĩ trước sự chuyển mình của làng quê trong cuộc sống hiện đại. Phải yêu quê lắm Nguyễn Duy mới có được những vần thơ giàu xúc cảm đến thế!

Cảnh sắc làng quê không chỉ được tạo nên bởi những bức tranh thiên nhiên, mà quan trọng hơn nó còn được góp mặt bởi những loài vật nơi bùn đất, rơm rạ. Đó cũng là những hình ảnh làm nên nét đặc sắc khi nói tới văn hóa làng quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy. Đó là cánh cò yên ả “bay lả bay la” gợi tả vẻ thanh bình của làng mạc:

Cò bay bằng cánh trắng tinh lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi (Khúc dân ca III)

Con cò, đó là biểu tượng văn hóa sẽ mãi mãi lưu dấu, lâu mà không cũ, xưa mà không nhàm:

Nghìn năm trên dải đất này cũ sao được cánh cò bay la đà

(Khúc dân ca II)

Cánh có hay đó là một lời tâm sự của tác giả về giá trị đời sống tinh thần mang bản sắc riêng, tạo nên sức sống bất diệt của dân tộc ta:

Con cò bay lả bay la

theo câu quan họ bay ra chiến trường nghe ai hát giữa núi non

mà hương đồng cứ dập dờn trong mây (Khúc dân ca I)

Rồi cánh có ấy mang theo bao nỗi phân vân, phiền muộn cùng những lo toan trước sự đổi thay của thời cuộc:

Mênh mông không một cánh buồm toàn nghe gắn máy với xuồng đuôi tôm

đáy giăng, lưới quét, sóng chồm lấy ai làm bạn sớm hôm với cò

(Lời ru con cò biển)

Cùng với hình ảnh cánh cò, trong thơ Nguyễn Duy ta còn bắt gặp những loài vật khác của làng quê như con sò, ốc, tép, rắn hay ve …trên mọi miền quê hiện lên đầy ám ảnh:

Ve kêu trắng xác ngày hè

lau Khe Sanh trắng xuống khe Đầu Mầu (Giấc mộng trắng)

Không chỉ gắn bó và miêu tả được “thần hồn” của vùng quê mình sinh ra, Nguyễn Duy cũng “để tình trang trải” trên mỗi vùng quê ở xứ “nước non ngàn dặm”

này. Đặt chân lên mọi miền Tổ quốc, Nguyễn Duy đều yêu thương tha thiết những

vùng đất mình đã đi qua. Anh đã phát hiện những vẻ đẹp lung linh, sống động ngay trong những cái giản dị, đời thường nhất. Đến với xứ Lạng, Nguyễn Duy cho ta một cái nhìn rất thực, không khỏi bùi ngùi trước sự đổi thay đến chóng mặt của làng quê nơi miền núi đá vôi sừng sững này. Nhà thơ lo lắng cho một nét văn hóa - nàng Tô Thị chờ chồng - một danh lam nổi tiếng sẽ không còn nữa trước sự phá hoại tàn nhẫn của con người:

Nàng Tô Thị của ngàn năm hai lần hóa kiếp hai lần vọng ai

...

người hóa đá đá hóa vôi vôi ma quái bạc mái đời phù vân

...

vọng chi ở phía chân mây người xưa hóa đá người nay hóa gì (Vọng Tô Thị)

Đó là miền Tây Quảng Bình đầy khó khăn, khắc nghiệt mà sức sống vẫn ứ đầy:

Bom đào đất đỏ, đỏ au

chói chang trưa nắng một màu lửa nung phễu bom sâu hóa giếng hồng đất tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh

quê mình đó phải không anh

đau thương mấy cũng ngọt lành bên trong (Đất đỏ nước xanh) là bức tranh xứ Huế đẹp đẽ, thơ mộng, đậm nét trữ tình thi vị:

Bến Tuần loang thoáng hàng dâu em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi

lối mòn đá cuội rong chơi lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ lan báo hỷ nở tình cờ

bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương giang (Nhớ bạn)

Hay đó là xứ miệt vườn Nam Bộ vừa thực, vừa mơ đẹp đến nhường này:

Bưởi nhà ai chín sau vườn

gió bâng quơ thả làn hương giữa trời cu cườm thong thả bay đôi

về đâu hỡi lục bình trôi hững hờ

(Lời ru con cò biển)

Chọn cảnh vật, sự việc, hiện tượng bình thường, mộc mạc, dân dã làm chất liệu cho thi ca, Nguyễn Duy đã thể hiện sâu sắc quan điểm thẩm mỹ của mình : tìm cái đẹp, cái vĩnh hằng trong cái giản dị, đời thường đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là “tiếng

Một phần của tài liệu Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ nguyễn duy, đồng đức bốn, phạm công trứ) luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)