Quan hệ liên tưởng

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 30 - 34)

II. Ngôn ngữ và ngôn ngữ thơ ca

2.2. Quan hệ liên tưởng

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, cho nên sự thay thế các yếu tố ngôn ngữ tương đương về nghĩa dễ thực hiện đối với người nói, người nghe.

Quan hệ kết hợp là quan hệ nối kết các yếu tố ngôn ngữ từ trạng thái rời rạc, đơn lẻ, thành chỉnh thể về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Trong khi đó, quan hệ liên tưởng, làm cho, với vốn từ hạn định, con người có thể diễn đạt một cách đa dạng, phong phú. Càng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, nhất là văn bản thơ thì người phân tích càng thấy giá trị chuyển nghĩa của các từ, ngữ theo chiều liên tưởng.

Các gam ngữ nghĩa cho phép người viết lựa chọn để thể hiện, bộc lộ cảm xúc một cách sâu sắc tinh tế nhất. Nhà văn, nhà thơ, qua thao tác lựa chọn, chứng tỏ sức cảm nhận nắm bắt hiện thực cuộc sống như thế nào. Và ẩn dụ là kết quả của một quá trình nhận thức về thế giới khách quan của chủ thể sáng tác.

Sự định hình phong cách ngôn ngữ tác giả, phần nhiều, được tính từ cơ sở thói quen của sự lựa chọn ngôn từ. Người tìm hiểu phong cách ngôn ngữ có thể quan sát lớp từ mà tác giả thường sử dụng được lặp đi lặp lại trong quá trình sáng tác.

Đã nói lựa chọn thì chắc chắn là sự lựa chọn của một cá nhân, theo một sở thích riêng tư. Công việc định hình phong cách ngôn ngữ tác giả dựa trên tiêu chí ngôn từ liên tưởng dễ phân biệt sự khác nhau giữa một nhà thơ này với một nhà thơ khác.

Cùng viết về cái tôi trữ tình lãng mạn, nhưng nếu như chúng ta so sánh thì dễ thấy đường ranh giới phong cách giữa Xuân Diệu–Huy Cận–Hàn Mặc Tử–Chế Lan Viên có sự khác nhau khá rõ nét.

Liên tưởng theo từng gam ngữ nghĩa, liên tưởng theo từng lớp từ ưa dùng, chính là yếu tố quyết định cho phong cách. Nếu như quan hệ kết hợp là quan hệ tạo thành các chỉnh thể trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức từ các yếu tố ngôn ngữ rời rạc, đơn lẻ thì quan hệ liên tưởng, với một chiều biến động trong hệ hình diễn đạt của ngôn từ, tác giả có thể lựa chọn một đơn vị từ ngữ đắt nhất và có khả năng biểu cảm cho từ một nghĩa mới, một nghĩa bất ngờ theo sự phát hiện riêng trong cảm nhận có tính tương quan lâm thời giữa hiện thực và ngôn ngữ.

Nói về nhân vật trữ tình, Xuân Diệu dùng từ ngữ theo cách riêng của mình:

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

(Lời kỹ nữ) Hay Cheá Lan Vieân:

Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến

Để lòng anh hóa bến Nghe thuyeàn em ra ủi.

(Lòng anh làm bến thu)

“Bến đợi” và “hoá bến” là sự thể hiện tài năng của Xuân Diệu và Chế Lan Viên trong thao tác tạo nghĩa mới cho từ “bến”. Đến đây, ẩn dụ, có thể được hiểu theo cách mới là một quá trình liên tưởng nối kết giữa chức năng biểu hiện, biểu cảm của ngôn ngữ về hiện thực khách quan.

Với cách so sánh các lớp từ liên tưởng giữa các tác giả cùng viết về một đề tài sẽ tạo nên một sự phân biệt, một sự nhận thức sâu sắc về phong cách ngôn ngữ.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

(Muứa xuaõn chớn - ẹau thửụng)

“Mùa xuân chín” xét theo chiều kết hợp hay chiều liên tưởng đều rất riêng của giọng điệu Hàn Mặc Tử. Từ “chín” xuất hiện bất ngờ trong ngữ “mùa xuân chín”, trong thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ cái cá tính độc đáo riêng tư của ông. Chỉ một yếu tố, một từ ngữ lựa chọn cũng tạo nơi người đọc một âm vang, một khoảng trời, một niềm suy nghĩ ngậm ngùi trống vắng, mênh mông. Sự liên tưởng của từ “trắng” trong “bờ sông trắng” kéo theo một nỗi lòng bi thương, và dung lượng cảm xúc được gia tăng, tạo nên một ấn tượng mạnh nơi người đọc :

Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

(Muứa xuaõn chớn – ẹau thửụng) Câu thơ trên có thể miêu tả theo chiều liên tưởng:

bieác

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang phaúng

Qua sơ đồ trên, người viết không có ý minh hoạ theo chiều làm mất đi cảm xúc hình ảnh thơ, mà chỉ muốn so sánh đối chiếu để tìm ra lối đi, đường kênh chuyển tải tất cả những bộc lộ tình cảm theo cách nhìn của Hàn Mặc Tử. Chính sự lựa chọn từ

“trắng” theo chiều liên tưởng và liên kết với từ “nắng” theo chiều kết hợp đã định hình phong cách thơ Hàn Mặc Tử một cách rõ nét.

Nói đến liên tưởng có nghĩa là nói đến sự lựa chọn ngôn từ. Điều này xảy ra thường xuyên trong quá trình sáng tác. Một tác giả, để được khả năng viết lưu loát, sâu sắc thì yếu tố liên tưởng là sự quyết định vô cùng quan trọng. Chính ở đây là cách sử dụng vốn từ phong phú của người nói, người viết. Trong thơ, quan hệ liên tưởng là nơi xác định tài năng sáng tác. Sự lựa chọn ngôn từ chính xác để biểu đạt đúng cảm xúc, đúng cảm nhận của chủ thể sáng tác tức là đã thể hiện phong cách ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn từ trong văn bản nghệ thuật có tác dụng rất lớn là vì chính nơi đây chỉ ra được tài năng, diện mạo và tầm vóc nhà thơ.

Nói một cách cụ thể, khi một yếu tố được lựa chọn đưa vào dòng ngữ lưu thì hàng loạt yếu tố tương đương bị loại trừ:

Em đáp lại: Nói gì đau đớn vậy!

“Vừa gặp anh, em cũng đã mến rồi.

“Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôi

“Chưa hy vọng, sao anh liền thất vọng?”

(Hẹn hò) chiếc bách

Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôi chiếc lá

chieác thuyeàn

Trên cái nền sự lựa chọn ngôn từ qua cách liên tưởng, nhà thơ tự khẳng định phong cách riêng của mình. Mối tương quan về hình ảnh liên tưởng tạo ra một hệ thống ngôn từ ẩn dụ của từng tác giả – và càng nghiên cứu sâu hơn thì cái trường liên tưởng ngữ nghĩa cá nhân luôn luôn nằm trong một trường liên tưởng mang tính cộng đồng, mang tính dân tộc. Cái chung thuộc về phong cách ngôn ngữ giữa các tác giả cùng một giai đoạn lịch sử, chính nó sẽ hình thành nên phong cách ngôn ngữ giai đoạn văn học. Nói một cách cụ thể, nhà thơ phản ánh thế giới hiện thực qua cái nhìn, qua lăng kính của sự lựa chọn ngôn từ, nó vẫn chịu ảnh hưởng khá lớn từ phong tục, tập quán, văn hóa… của cộng đồng bản ngữ. Chính những yếu tố này quy định sự phóng chiếu ngữ nghĩa của ngôn từ. Hay nói cách khác, mối tương tác giữa lớp từ mang phong cách riêng và lớp từ của cả giai đoạn văn học thể hiện có tính biện chứng theo chiều phát triển chung của tiếng Việt.

Cấu trúc ngôn ngữ thơ ca có thể được hình thành trên nền tảng chung của các cách cấu trúc ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi có khảo sát : các lớp từ ngữ ẩn dụ dựa trên quan hệ kết hợp và quan hệ liên tưởng. Hai mối liên hệ thiết yếu này, sẽ là cơ sở khảo sát phong cách ngôn ngữ thơ một cách hệ thống, khách quan, đáp ứng yêu cầu nhận diện về mặt phong cách.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)