II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả
4.2. Ẩn dụ ngôn ngữ theo chiều liên tưởng trên trục đối vị và kết hợp
Đặc điểm của thơ ca là cảm xúc bộc lộ qua hình ảnh ngôn từ, hình tượng, nên có thể nói toàn bộ phương tiện diễn đạt trong ngôn ngữ nghệ thuật hầu như được sử dụng dưới dạng chuyển nghĩa, ẩn dụ là cách chuyển nghĩa sâu sắc nhất. Mỗi nhà thơ có một khả năng, có một sở trường riêng khi sắp xếp, vận dụng ngôn từ nghệ thuật của mình vào việc chuyển tải tình cảm, tâm tư, ước vọng… Nhà thơ Chế Lan Viên trong suốt quá trình sáng tác, đã đem đến cho độc giả bao nỗi niềm về cái riêng, cái chung, những rung động trữ tình, những ước mơ tha thiết. Cả một chặng đường sáng tác không mệt mỏi với số lượng đồ sộ về tác phẩm, với chất lượng sâu xa ý nghĩa của tâm hồn, Chế Lan Viên xứng đáng là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một luồng không khí mới tươi mát phong phú về phương tiện diễn đạt. Chiều sâu suy nghĩ của nhà thơ đã đi vào tất cả những hình ảnh, hình tượng làm cho nhiều độc giả hâm mộ.
Trong một dòng thơ người ta có thể xét về phương diện chọn lựa từ ngữ ở trên một đơn vị từ nhất định nào đó, và cũng có thể xét trên cấu trúc kết hợp theo một trật tự thời gian để diễn tả tâm tư tình cảm con người. Trên nền cấu trúc chung của ngôn ngữ, bất cứ một dân tộc nào, với một số lượng từ hạn định, người ta cũng có thể diễn tả nhiều tình huống khác nhau. Những tình huống cụ thể sẽ được người nói, người viết lựa chọn ngôn từ nào, cách kết hợp nào đó cho phù hợp, cho hay với mục đích để thuyết phục người nghe, người đọc hiểu và dễ đồng tình.
Dĩ nhiên sự lựa chọn ngôn ngữ trong một ngữ đoạn hiện thực trong một tình huống cụ thể tùy thuộc rất lớn vào nét thẩm mỹ, vào phong cách văn hoá của mỗi dân tộc. Cùng một nội dung, cùng một cảm xúc mà mỗi dân tộc có sự diễn tả khác nhau. Ví dụ người Pháp viết: “Il pleure dans mon coeur” thì người Việt lại viết “Ai khóc trong lòng tôi” (Như mưa trên thành phố - Thơ Verlaine). Sự khác nhau đó thuộc về cảm nhận cá nhân trong từng nền văn hóa, là một lĩnh vực rất quan trọng cần chú ý cho những nghiên cứu về ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ văn chương.
Xét về mặt ngôn ngữ mà nói thì Chế Lan Viên đã sử dụng ngôn ngữ trong thơ một cách đa chiều, phản ảnh hiện thực ở nhiều cung bậc khác nhau trên chiều dọc của liên tưởng và cả trên chiều ngang của kết hợp:
Pháo đã nổ đưa xuân về vang động Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong,
Cỏ non biếc dãi mình chờ nắng rụng Bên lau già, theo gió uốn lưng cong.
(Xuaân veà)
Như những đoạn thơ vừa phân tích trên, thơ Chế Lan Viên mới nhìn có vẻ trừu tượng, khó cảm, nhưng càng đọc chúng ta càng thích thú, càng gần gũi hơn. Mùa xuân vốn dĩ là khái niệm khó nắm bắt về cảm giác, nhưng trong đoạn thơ trên, mùa xuân như đã hiện ra cùng với “tiếng pháo nổ”, với “vườn hoa”, với “tiếng chim ríu rít”, với “cỏ non dãi mình chờ nắng rụng”, với “lau già lung lay theo làn gió mùa xuân”. Mùa xuân đã trở thành một hiện thực cảm xúc của riêng Chế Lan Viên. Dĩ nhiên, nếu trong một điều kiện tương quan so sánh cách dùng ẩn dụ với các nhà thơ khác, thì biện pháp tu từ ẩn dụ vẫn xuất hiện với bất cứ một nhà thơ nào, nhưng nét độc đáo ở Chế Lan Viên là ngôn ngữ thơ ông có số từ ngữ ẩn dụ theo chiều suy tưởng cao hơn:
Mây chắp lụa dài vây núi biếc Sương xây mồ bạc giấu trăng vàng.
Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy Mà để sao sa xuống cõi trần?
(Mô traêng)
Nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để tạo hình tượng thơ đạt cảm xúc tinh tế về nghệ thuật ngôn từ. Những hình tượng mà tác giả gửi gắm xây dựng trong thơ mang nhiều khía cạnh, nhiều chiều kích của tư duy cảm xúc. Tác giả điêu luyện ở chỗ một cách rất chủ động và tỏ ra từng trải khi sử dụng biện pháp nghệ thuật này. Tình yêu vốn là một khái niệm trừu tượng khó nói, khó bộc lộ với người khác. Nhưng với ngòi bút Chế Lan Viên thì tình yêu đó đẹp như “cách kiến hoa vàng”, như màu xanh của sắc chim rừng khi xuân đến…
Như đã nói cấu trúc ngôn ngữ được liên kết chặt chẽ theo chiều liên tưởng trên trục đối vị và kết hợp để tạo thành một thông báo hoàn chỉnh. Ngôn ngữ thơ cũng theo những quy luật nghiêm ngặt của nó.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để chọn lựa những từ ngữ hình ảnh tạo nên hình tượng thơ đặc sắc. Có thể nói biện pháp tu từ ẩn dụ là một sự lựa chọn thể hiện được ngôn từ chuẩn xác để bộc lộ ý tưởng, tâm tư tình cảm của tác giả:
Chiều xưa đã tắt Chieàu nay chuoõng chuứa
Vẫn còn tiễn đưa __Chieàu nay toâi nhaéc
Một lời chiều xưa Tự chiều xưa tắt…
(Chieàu chieàu)
Liên tưởng trong biện pháp tu từ ẩn dụ đã liên kết những hình ảnh “chiều xưa”,
“chiều nay”… thành một hình tượng thống nhất bộc lộ chủ thể trữ tình. “Thời gian”
một lần nữa trong thơ ông có tên gọi, có quan hệ gắn bó với con người và hơn nữa cái trữ tình trong thi ca của tác giả bộc lộ một cách sâu sắc qua hình tượng nhân vật thời gian. Người đọc ít nhiều nắm bắt được suy nghĩ, tâm trạng của tác giả. Sự suy tưởng, cảm xúc của nhà thơ Chế Lan Viên dường như đã ký gửi vào nhân vật, vào hình tượng ấp ủ của mình.
Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, thơ Chế Lan Viên gắn bó với cuộc sống, phản ánh chân thành tâm tư, tình cảm của con người trong thời đại. Chất suy tưởng mặn mà, tình cảm chan chứa đã đi vào người đọc:
Ta những muốn vui cười, ta những muốn Dẹp sầu tư, ca hát đón xuân tươi, Nhưng, than ôi! Xuân về trong nắng sớm.
Mà lòng ta, đông lạnh giá băng thôi.
(Xuaân veà)
Với biện pháp tu từ ẩn dụ, Chế Lan Viên đã đưa vào ngôn ngữ nghệ thuật một khối lượng ngôn từ mới góp phần đa dạng hóa phương tiện chuyển tải hình ảnh, nội dung, chủ đề, tư tưởng. Không phải chỉ có Chế Lan Viên mới sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, công bằng mà nói các nhà thơ khác đều có dùng đến biện pháp tu từ này.
Có điều nhà thơ Chế Lan Viên với biện pháp tu từ chuyển nghĩa ẩn dụ đã huy động một số lượng ngôn từ, diễn tả mọi tình huống của cuộc sống, nhằm liên tưởng phản ánh trung thực một hiện thực xã hội rộng lớn và sâu sắc.
Với biện pháp tu từ ẩn dụ, nhà thơ phản ánh rất thành công tâm tư tình cảm sâu kín nhaát cuûa thi nhaân:
Ai đâu trở lại mùa Thu trước, Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây chắn nẻo bóng xuân sang!
(Xuaân)
Trong quá trình sáng tác thơ, Chế Lan Viên sử dụng rất nhuần nhuyễn, thành thạo biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ này chính là kết quả của một quá trình tiếp xúc cuộc sống, và bằng con đường chuyển nghĩa ẩn dụ theo cách cảm riêng của tác giả, một phong cách nghệ thuật vừa độc đáo vừa phong phú.
Ngoài biện pháp tu từ ẩn dụ, Chế Lan Viên còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác như so sánh, nhân hóa, hoán dụ…, nhưng qua thống kê, chúng tôi nhận thấy nhà thơ Chế Lan Viên có thiên hướng ưa dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hơn, và có thể nói biện pháp tu từ ẩn dụ như là sở trường trong bộc lộ cảm xúc của nhà thơ.
Nhà thơ Chế Lan Viên, qua biện pháp tu từ ẩn dụ đã đã giới thiệu thế giới hiện thực bằng thế giới ngôn ngữ tri nhận có tính cách rất riêng tư.
Trước những tháp gầy mòn theo dòng thời gian, nhà thơ suy tưởng trong nỗi buồn đau của những hình ảnh trơ trọi, tàn tạ, những dòng sông lặng lẽ cũng trôi đi âm thầm trong đêm vắng. Tất cả nhuốm một màu u buồn về một không gian, một thời đại đã qua giờ chỉ còn lại trong cái ngột ngạt, ngổn ngang:
“Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”
(Trên đường về – Chế Lan Viên)
Ngôn từ ẩn dụ khá tiêu biểu trong đoạn thơ trên như: “tháp”, “đền”, “sông”,
“tượng”… và đặc biệt cách dùng từ “đây”, như một tác động làm bật cảm xúc luyến tiếc, và từ “những” được lặp lại ba lần trong một đoạn thơ, chính là sự nhấn mạnh, nâng cảm xúc suy tưởng đầy dụng ý nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Theo G.Lakoff, ẩn dụ trước hết là một cơ chế nhận thức cho phép chúng ta hiểu được lô gích của những khái niệm trừu tượng bằng lô gích của những hình ảnh cụ thể. Đây là ý kiến sâu sắc về lý thuyết tu từ. Điều đó được phản ánh một cách tinh tế và sinh động qua sáng tác thơ của Chế Lan Viên. Trong thơ, Chế Lan Viên sử dụng một cơ chế linh hoạt có thể từ cơ chế cụ thể sang cơ chế trừu tượng và ngược lại từ cơ chế trừu tượng chuyển sang một cơ chế cụ thể:
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu?
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.
(Xuaân)
Biện pháp tu từ ẩn dụ là một sức liên tưởng mạnh làm cho ngôn ngữ trong thơ ông bật dậy tính cảm xúc của nghệ thuật làm lay động lòng người :
Nguyễn Bá Thành, trong “Thơ Chế Lan Viên – với phong cách suy tưởng”, trang 26 có viết : “Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Chế Lan Viên là người sớm đặt ra và lý giải những vấn đề triết học nhân sinh. Câu thơ của ông viết từ thuở Điêu tàn : “Ai bảo giùm :Ta có , có ta không ?” là một câu hỏi mang ý nghĩa nhận thức luận rất lớn mà triết học thời nào cũng quan tâm giải đáp”. Thật vậy, triết học và ngôn ngữ học là hai lĩnh vực có liên thông về góc độ nhận thức, nhưng xét riêng về phương diện phong cách học thì chúng tôi nhận thấy Chế Lan Viên, trong sáng tác của mình, có những dòng thơ, lời thơ nén kín ý nghĩa về mặt cảm xúc, nhưng bao giờ tác giả cũng chỉ đứng trên sự bộc lộ trữ tình theo một chiều hướng riêng tư.
Ví dụ : “Thời gian” trong hệ thống hình tượng thi ca trong thơ Chế Lan Viên có thể là một hiện thực cảm nhận; những hình ảnh “thời gian” chưa hẳn là một hiện thể trong triết học. Nên vấn đề ở đây, chúng tôi không ngoài dụng ý khẳng định phong cách ngôn ngữ Chế Lan Viên, thuộc khuynh hướng liên tưởng có sự tương phản giữa
“cái căm hờn, luyến tiếc” và “tiếng cười ran đầy sức lãng mạn”.