Nhận diện tác giả Xuân Diệu từ góc độ các lớp từ, ngữ ẩn dụ

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 71 - 77)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

1.2. Nhận diện tác giả Xuân Diệu từ góc độ các lớp từ, ngữ ẩn dụ

Nhà thơ Xuân Diệu thường ưa dùng các lớp từ êm ái như : “chén xanh êm”, “bờ mây”, “cành hồng”, “cành vui xanh thắm”, “cảnh non tiên”, “chiều say”, “hương xưa”, “lòng thơm”, “nàng trăng”, “sông trôi”, “tiếng reo thi” ..., thể hiện phong cách thơ lãng mạn vừa thoát ly vừa say đắm. Nói đến các nhà thơ mới, lâu nay, người ta dễ dàng chấp nhận đây là một thế hệ thanh niên u uất, trầm buồn theo dòng lịch sử lúc bấy giờ; nhưng nếu chúng ta tìm hiểu bằng phương pháp phân tích của ngôn ngữ học tri nhận và phong cách học thì kết quả sẽ có khác đi.

Trong thơ Xuân Diệu, nói đến “cành hoang”, “cành thưa thớt” là buồn; nhưng bên cạnh đó, ta vẫn bắt gặp những hình ảnh tươi vui khác: “cành hồng”, “cành lá biếc”, “cành vui xanh thắm”…

Tôi chỉ sống để hoài hoài tưởng nhớ Mãi mãi yêu, nhưng dấu giếm luôn luôn;

Mà người thì, lơ đãng, dậm lên buồn, Bận đi hái những cành vui xanh thắm.

(Dối trá)

Qua thống kê các ngữ ẩn dụ, chúng tôi nhận thấy số lần các ngữ miêu tả nỗi buồn, nỗi sầu chỉ có 24/119 – tỉ lệ 20,2%; trong khi đó, các ngữ ẩn dụ nói về sự say đắm, khát khao, say nồng tình ái chiếm 95/119 – tỉ lệ 79,8%.

Cảm xúc mạnh mẽ của chúng tôi khi nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu là các lớp từ ngữ ẩn dụ của ông hoàn toàn khác với Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Ví dụ: Từ “chiều” thông thường được cấu tạo theo lô gích: “chiều tối”, “chiều mưa”, “chiều chiều”, “chiều nay”… Thậm chí “chiều xưa”

trong thơ Chế Lan Viên, thì cũng còn ít nhiều có liên tưởng về mặt thời gian:

“chiều – xưa”. Ở Xuân Diệu, chiều có xu hướng tạo nghĩa bằng ẩn dụ khái niệm hoá về thời gian và cả không gian (chiều thưa) :

Maõy bieỏc veà ủaõu bay gaỏp gaỏp Con cò trên ruộng cánh phân vân Chim nghe trời rộng giang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

(Thô duyeân)

Khi nói đến khả năng kết hợp của từ “gió” trong thơ Xuân Diệu, thì người đọc nhận ra một ngữ vực hoàn toàn mới lạ : hây, kiều, xiêu xiêu, đào, lướt thuớt . . .

haây kieàu

Gió xiêu xiêu đào lướt thướt

Từ những kết quả thống kê, so sánh đối chiếu các lớp từ , ngữ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy phong cách ngôn ngữ thơ được hình thành trong quá trình tương tác giữa con người và thế giới. Tác giả thơ ca nắm bắt được hiện thực cảm xúc bằng thế giới ngôn ngữ riêng của họ. Đặc trưng mỗi thế giới ngôn ngữ thi ca là sự đồng nhất giữa cảm nhận của chủ thể sáng tác dựa trên nét tương đồng của một khía cạnh cụ thể của hiện thực và nét đặc trưng ngữ nghĩa có tính chất lâm thời ở từng trường hợp ngữ nghĩa có tính bộ phận trong một hệ thống ý nieọm toồng theồ.

Nói cách khác, mỗi nhà thơ xây dựng phong cách ngôn ngữ riêng thông qua một quá trình ý niệm hoá và phạm trù hoá thế giới khách quan. Từ những ẩn dụ khái niệm, nhà thơ tạo nên những kết hợp theo dòng liên tưởng cá nhân, tạo nên một lớp từ ngữ ẩn dụ mang tính hệ thống. Hệ thống ngôn ngữ ấy thường mang ý nghĩa lâm thời theo dòng cảm xúc cá thể. Đó chính là phong cách ngôn ngữ thơ tác giả. Về mặt lý luận, chúng tôi đã bước đầu xác định phương pháp nghiên cứu, khẳng định cách nhận diện ngôn ngữ từ những phát hiện có tính thực tế của luận án. Và sự khảo sát trên các số liệu có tính khoa học của chuyên ngành ngôn ngữ sẽ là cách tiếp cận về phong cách ngôn ngữ .

Dĩ nhiên trong phần đối sánh, chúng tôi sẽ chỉ ra những khác biệt về mặt phong cách trên cơ sở từ ngữ ẩn dụ. Ở đây, chúng tôi đối chiếu từng cặp từ ngữ ẩn dụ tương ứng như: Từ “hương” trong thơ Xuân Diệu khác từ “hương” trong thơ, Hàn Mặc Tử về cấu trúc kết hợp :

Xuaõn Dieọu hoa hửụng khói hương

Hàn Mặc Tử hửụng hoa hương khói hửụng nguyeàn hửụng thụm hửụng traàm Gió thanh chia mình

Trong cành lá biếc In như ái tình Mơn qua trời thiếc, Lan giữa làn hương

(Mây lưng chừng hàng – Xuân Diệu)

Những bước song song xéo dặm trường Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương,

Họ đi, tay yếu trong tay mạnh, Nghe hát ân tình giữa gió sương.

(Tỡnh trai – Xuaõn Dieọu)

Các từ “hoa” , “khói”, “làn” . . . trong thơ Xuân Diệu được đảo lên vị trí trước từ

“hương”, nếu so sánh về mặt kết hợp thì tương phản với phong cách thơ Hàn Mặc Tử “hương hoa”, “hương khói”, “hương nguyền”. . .

Từ đầu canh một đến canh tư Tôi thấy trăng mơ biến hóa như Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng

Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ.

(Huyền ảo – Hàn Mặc Tử) Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ

Của hương hoa trong trắng lờn lợt bẩy Của lời câm muôn vì sao áy náy Hiểu gì không, em hỡi? Hiểu gì không?

(Trường tương tư- Hàn Mặc Tử)

Sự khác nhau về cách kết hợp các ngữ ẩn dụ cũng là tiêu chí phân biệt sự khác nhau về phong cách ngôn ngữ.

hoa khói

hửụng nguyeàn thôm

traàm (Hàn Mặc Tử)

Có thể nói, đứng ở góc độ một đơn vị từ ẩn dụ, Hàn Mặc Tử đã tạo cho từ

“hương” một khả năng kết hợp với nhiều ngữ cảnh thơ theo chiều tuyến tính. Trong khi đó, Xuân Diệu cấu trúc theo chiều ngược lại (hoa hương, khói hương . . .)

hoa

khói hương (Xuaõn Dieọu)

Mở rộng phạm vi ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy các ngữ sau đây được liên kết tạo thành những tiêu điểm, những thói quen ngôn ngữ của nhà thơ :

ánh trăng cười áo màu

áo sầu che Các lớp từ ẩn dụ bóng chiều

trong thơ Xuân Diệu bóng hình xưa bến đợi

buoàn hiu hiu buồn le lói

cành thưa thớt

cảnh nghèo vạc mặt cành vui xanh thắm chiều mộng

chieàu say chieàu thửa

Điều mới lạ và hay trong cách tạo từ ngữ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu là những kết hợp trong thơ ông luôn luôn rẽ sang một lối mới. Những ấn tượng , những cảm giác, những biểu tượng như “áo sầu che”, “bến đợi”, “cảnh nghèo vạc mặt”, “chiều say”,

“chiều thưa” . . . được tác giả bộc lộ thông qua kinh nghiệm, cảm xúc mà nhà thơ tích lũy bằng vốn sống của mình. Điều quan trọng là những kết hợp từ, ngữ mới đó luôn luôn phù hợp với nền văn hoá, được công chúng chấp nhận. Những từ ngữ thuộc về phong cách riêng trong thơ Xuân Diệu dễ hoà nhập chung với vốn từ ẩn dụ trong thơ ca tiếng Việt. Nó vừa có khả năng đổi mới cách thể hiện trong thơ, vừa đồng thời đáp ứng được những yêu cầu thẩm mỹ của con người Việt Nam.

Trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” của Phạm Thế Ngũ, trong phần viết về Xuân Diệu, Phạm Thế Ngũ cho rằng Xuân Diệu đã “ tạo hướng thơ thật là mới, có thể gọi là thơ nội quan. Thi sĩ lấy chính cái nội tâm của mình làm đề tài”.

Theo nhà nghiên cứu, cái mới của Xuân Diệu không phải ở thể cách mà ở ngôn ngữ : “Xuân Diệu đã nói một ngôn ngữ phá vỡ những lề thói trước, gây sửng sốt, gây bất bình nữa”. [112; 574]

Cách nhìn hiện thực và sự lựa chọn ngôn ngữ ẩn dụ thể hiện trong thơ, Xuân Diệu có một nét riêng nổi bật. Nét riêng ấy được tác động một cách thường xuyên theo chiều cộng hưởng giữa ý thức và tiềm thức lên dòng thơ, đoạn thơ của tác giả. Sự quy chiếu và sự nối kết các đơn vị ngôn ngữ tạo nên một lớp từ mới dựa trên cách tri nhận về thế giới của chủ thể sáng tác :

bờ non thẳm bờ mây

bước thầm Các kết hợp ẩn dụ bước chiều êm thể hiện phong cách buổi chiều xanh thơ Xuân Diệu từ buồn le lói góc độ tri nhận cặp môi gần

cành vui xanh thắm cánh buồm thuyền cheỏt ủeõm raốm

chiếc thuyền lòng chiều mộng

chieàu say chieàu thửa

Khuynh hướng mở rộng vốn từ nghệ thuật như trên là cách diễn đạt rất riêng, thể hiện rõ nét phong cách thơ Xuân Diệu. Và đây cũng là sự đóng góp xây dựng kho từ vựng tiếng Việt từ góc nhìn của tác giả.

Thực tế khi khảo sát ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, một điều lý thú làm cảm mến nơi người đọc là thơ ông chứa nhiều kết hợp bộc lộ cảm xúc đi vào tâm trạng con người một cách duyên dáng, ý nhị. Trong hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã sử dụng đến 12 từ “hồn”, được cấu tạo theo nhiều cách khác nhau:

“hồn buồn”, “hồn của gió”, “hồn em”, “hồn hiu quạnh”, “hồn hương nhạt”, “hồn lạnh”, “hồn người tình”…

Trên một số cứ liệu về ngôn ngữ thơ vừa thống kê cho phép chúng tôi nhận định phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu không hoàn toàn buồn. Điều đương nhiên là, chỉ có khi nào con người khát khao nhiều, ước mơ nhiều, mà không thực hiện được, thì thường con người rơi vào cảnh bâng khuâng, thương nhớ. Trong luận án “Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 : So sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên”, chúng tôi đã trình bày số liệu thống kê cho thấy ở Xuân Diệu có nhiều lớp từ có xu hướng diễn đạt nhiều mặt khác nhau đời sống tâm lý bên trong của con người.

Mục tiêu của luận án, là qua thống kê, so sánh đối chiếu nhằm nhận diện nét đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật từng tác giả thơ.

Cũng trong hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu sử dụng từ

“lòng” đến 20 lần, từ “mơ” là 3, từ “mộng” là 6. Từ “lòng” thường được kết hợp với những từ khác theo cách định danh thuộc ngữ vực miêu tả sự cô đơn lãng mạn về cái tôi với nhiều hoạt động tâm lý của con người cá nhân : “lòng cô đơn”,

“lòng cứng cỏi”, “lòng em”, “lòng giá đúc”, “lòng mây”, “lòng si”, “lòng thơm”,

“lòng tôi động vỡ”, “lòng trăng ý gió”… Trong những kết hợp trên, điều thể hiện rõ nhất là cách lựa chọn ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu, ông đã hình thành nét ẩn dụ ngôn ngữ biểu trưng riêng thuộc trường từ ngữ ẩn dụ diễn đạt nỗi say nồng, sự khát khao tình ái, cái thiết tha tận hưởng cuộc sống . Dĩ nhiên trong thơ tác giả vẫn lắng đọng nỗi buồn do tác động của hoàn cảnh xã hội và do nhiều nguyên nhân khác thuộc cơ cấu chung của thời đại. Kết hợp với “mây”, “thơm”, “tôi động vỡ”, “trăng ý gió”…, từ “lòng” có một ngữ nghĩa mới về tình yêu. Với cách tiếp nhận như vừa nêu, cho phép người đọc khẳng định thơ Xuân Diệu cũng tràn đầy bao ước mơ, khát khao, thiết tha vươn lên cuộc sống.

Khảo sát ngôn ngữ thơ theo con đường thống kê và mã hóa toàn bộ hệ thống ngôn ngữ ở từng tác giả là cách tiếp cận phong cách ngôn ngữ từ góc độ tri nhận. Ở phần quan hệ kết hợp trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy các kết hợp ngôn ngữ ẩn dụ bao giờ cũng mới lạ: Từ “sương” kết hợp với

“lạnh”, “lá”, “mây”, “mờ”, “trinh”… tạo nên một trường liên tưởng ẩn dụ theo cách nhìn mới mà tác giả ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các trường phái lãng mạn phương Tây. Nếu chúng ta có dịp so sánh đối chiếu (chúng tôi thực hiện bảng so sánh ở phần sau của luận án) thì dễ nhận ra lớp từ này ít xuất hiện, hoặc không xuất hiện ở các nhà thơ khác.Từ “sương” trong thơ Hàn Mặc Tử thường đi với “bay”, “khe”,

“khói”, “khuya”, “lam”, “đêm”, “nhạt”, “đục”…. Trên cơ sở biện giải như vừa nêu trên, bước đầu cho phép chúng tôi kết luận: Tuy cùng chung một giai đoạn văn học, nhưng mỗi nhà thơ có sở thích, sở trường và cách lựa chọn một lớp từ riêng trong quá trình sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)